Tiếng là gì? Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Tiếng là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các em trả lời câu hỏi tiếng là gì, ngoài ra các em tìm hiểu thêm về từ là gì, đơn vị cấu tạo của từ, phân biệt tiếng và từ..Để tìm hiểu chi tiết, các em cùng tham khảo nội dung dưới đây nhé

Câu hỏi: Tiếng là gì?

Trả lời:

- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ

- Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.

- Tiếng: Mỗi tiếng thường có ba bộ phận:

Tiếng là gì?

Một số bộ phận có thể mất âm đầu, nhưng luôn luôn có thanh và vần. Không bao giờ có trường hợp mất vần và mất thanh.

Ví dụ

Tiếng là gì?

1.Từ là gì?

Từ, nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.

Từ có 2 loại:

- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.

- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

2.Đơn vị cấu tạo của từ

Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết.Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.

Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học.

3. Phân biệt tiếng và từ

TIẾNG

TỪ

Phát âm tự nhiên có thể có hoặc không có nghĩa

VD: Ăn, hí

Được tạo nên bởi Tiếng, bắt buộc phải có nghĩa

VD: Ăn, Cồn cào

Như vậy, có thể thấy khái niệm TIẾNG hẹp hơn khái niệm TỪ. Nếu tiếng không có nghĩa thì phải đi kèm với một tiếng khác để hợp lại thành nghĩa lúc đó sẽ tạo thành từ.

4. Luyện tập

Bài tập 1: Câu dưới đây có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ

Các bạn học sinh lớp 4A rất xuất sắc trong học tập.

Lời giải:

+ Câu trên có 13 tiếng

+ Có 9 từ: Các/bạn/học sinh/ lớp 4A/rất/xuất sắc/trong/học tập.

Bài tập 2:

Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau:

Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.

Lời giải:

Từ 2 tiếng: quảng trường, Ba Đình, lịch sử, uy nghi, gần gũi, khắp miền, đất nước, tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát, hương thơm.

- Lưu ý: khắp miền cũng có thể xếp vào nhóm 2 từ đơn

Trên / quảng trường / Ba Đình lịch sử, / lăng / Bác / uy nghi/ và / gần gũi. / Cây / và / hoa / khắp / miền / đất nước / về / đây / tụ hội, / đâm chồi, / phô sắc / và / toả ngát / hương thơm.

Bài tập 3: Tìm 20 từ có một tiếng và 20 từ có hai tiếng trở lên

Lời giải:

– 20 từ có 1 tiếng: Học, đi, làm, xinh, hiền, dữ, lạnh, nóng, cây, quả, lá, cành, hoa, bố, mẹ, xanh, đỏ, tím, thấp, cao,…

– 20 từ có 2 tiếng: Học sinh, học viên, đi đứng, xinh đẹp, nhà cửa, xanh xao, may mắn, rì rào, cơm canh, ăn uống, than tổ ong, dép cao su, ti vi, tủ lạnh, ngỡ ngàng, ngả nghiêng…

Bài tập 4:

– Tìm từ 1 tiếng có vần A:

Ví dụ: xa, ta, ba, hà,…

– Tìm từ 2 tiếng có 1 tiếng vần A:

Xa xôi, lâu la, cây trà, chà đạp

– Gồm 2 tiếng, cả hai tiếng có vần A:

La cà, la đà,…

Bài tập 5:

Tìm từ có tiếng “THANH”: Thanh bình, thanh tú, thanh cao, thanh thanh, âm thanh,…

Tìm từ có tiếng “CÔNG”: Công bằng, công cộng, công ích, công nhân, công trường, nhân công,…

Tiếng là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, qua đó áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 67 lượt xem