Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Trong cuộc sống, ngoài hình ảnh “người tốt việc tốt” thì song song bên cạnh đó có những việc làm, những hành vi trái với đạo đức, vi phạm pháp luật, bị mọi người lên án, nguyền rủa. Người ta gọi đó một cái tên chung là tệ nạn xã hội. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài học dưới đây.
A Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Em có đồng tình với ý kiến của An không ? Vì sao ? Em sẽ làm gì nếu tất cả các bạn cùng lớp cũng chơi như vậy ?
- Em không đồng tình với ý kiến trên. Bởi vì :
- Mang tính sát phạt (ăn tiền ).
- Vi phạm pháp luật .
- Nếu các bạn cùng lớp em chơi như vậy, em sẽ can ngăn, giải thích cho các bạn hiểu đánh bài là vi phạm pháp luật .
b)Theo em P; H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? và phạm tội gì ? họ sẽ bị xử lý như thế nào ?
- P ;H và bà Tâm đều vi phạm pháp luật
- P; H : đánh bạc, hút thuốc phiện .
- Bà Tâm : tổ chức đánh bạc, dụ dỗ trẻ em đánh bạc .
II. Nội dung bài học:
* Khái niệm: Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi trái đạo đức , vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đến cuộc sống của mọi người.
* Những nguyên nhân sa vào tệ nạn xã hội.
- Ham chơi .
- Đua đòi .
- Cha mẹ quá nuông chiều con
- Cha mẹ buông lõng việc quản lý con .
- Cha mẹ bất hòa , ly hôn .
- Tò mò , hiếu động , muốn thử cho biết .
- Bị rũ rê , dụ dỗ .
- Thiếu suy nghĩ ; thiếu hiểu biết
* Tác hại tệ nạn xã hội:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe , tinh thần , đạo đức ;
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình ;
- Làm rối loạn trật tự xã hội ;
- Làm suy thoái giống nòi ;
- Là nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.
- Phòng chống tệ nạn xã hội
* Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định :
- Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trử, vận chuyển , mua bán , sử dụng , tổ chức sử dụng , lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma túy .
- Người nghiện buộc phải đi cai nghiện .
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm , dụ dỗ , dẫn dắt mại dâm .
- Trẻ em không được Đánh bạc , uống rượu , hút thuốc , dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc , uống rượu , hút thuốc , dụ dỗ , dẫn dắt trẻ em mại dâm.
- Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em biết. Liên hệ xem ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, hút thuốc lá, uống rượu, chích hút ma tuý không và đề xuất biện pháp khắc phục.
Câu 2: Theo, em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội ?
Câu 3: Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.
Hoàng tự nhủ : "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng ; với lại mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa".
Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?
Câu 4: Em sẽ làm gì trong những tình huống sau :
a) Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền ;
b) Một người rủ em đi hít thử hê-rô-in ;
c) Một người nhờ em mang hộ gói đồ đến địa điểm nào đó
Câu 5: Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.
- Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?
- Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?
Câu 6: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đấy ?
a) Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ ;
b) Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết;
c) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều tiền ;
d) Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không sao ;
đ) Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu ;
e) Pháp luật không xử lí những người nghiện và mại dâm vì đó chỉ là vi phạm đạo đức ;
g) Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội ;
h) Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý ;
i) Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS ;
k) Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
=> Trắc nghiệm công dân 8 bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày (chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công việc...)
- Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ,
- Giải GDCD 8 Bài 6
- Đáp án đề 9 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 8
- Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ,
- Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào ? Vì sao ?
- Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
- Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín?
- Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào ? Em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ ấy.
- Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra nếu :
- Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ; cơ quan quản lí nhà nước ; cơ quan xét xử ;
- Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?