Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa đặc biệt là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước đã đến mức báo động. Nguyên nhân là do sự làm dụng kĩ thuật …và chủ yếu là sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. Cụ thể môi trường nước và không khí đang ô nhiễm như thế nào, mời các bạn cùng đến với bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Ô nhiễm không khí
- Thực trạng: Không khí ô nhiễm ngày một tăng ở mức độ báo động
- Nguyên nhân :
- Do sự phát triển công nghiệp
- Do động cơ giao thông
- Do sự bất cẩn trong do sử dụng nguyên tử gây ô nhiễm phóng xạ
- Do hoạt động sinh hoạt của con người đã thải khói bụi vào không khí.
- Hậu quả:
- Mưa axit:Làm cây cối bị chết ăn mòn các công trình xây dựng ,các bệnh hô hấp về con người
- Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn
- Biện pháp: Cắt giảm khí thải kí nghị định thư Kiôtô, trồng rừng, sử dụng năng lượng nguyên tử cần phải cẩn thận.
2. Ô nhiễm nước
Nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng tăng và ở mức độ báo động.
Ô nhiễm nước sông ngòi:
- Nguyên nhân:
- Nước thải công nghiệp từ các nhà máy
- Lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt.
- Tác hại:
- Ảnh hưởng xấu đến ngành thủy sản, hủy hoại cân bằng sinh thái
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Biện pháp:
- Xử lí chất thải trước khi ra môi trường, không vứt rác ra sông, sử dụng hợp lí phân bón, thuốc trừ sâu.
Ô nhiễm nước biển:
- Nguyên nhân:
- Tập trung một chuỗi đô thị lớn ở bờ biển
- Váng dầu, giàn khoan, đắm tàu bị rò rỉ
- Chất phóng xạ, chất thải công nghiệp
- Chất thải sinh hoạt từ sông đổ ra biển.
- Tác hại: Gây hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen, gây tác hại mọi mặt ven bờ đại dương.
- Biện pháp: Hạn chế sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do khai thác vận chuyển đắm tàu, con người cần có ý thức, không xả rác ra biển bừa bãi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Sgk Địa lí 7 – trang 56
Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Câu 2: Sgk Địa lí 7 – trang 57
Quan sát các ảnh dưới đây (hình 17.3, 17.4 SGK Địa lý 7) kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà.
Câu 3: Sgk Địa lí 7 – trang 58
Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ?
Câu 4: Sgk Địa lí 7 – trang 58
Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
Câu 5: Sgk Địa lí 7 – trang 58
Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:
– Hoa Kì: 20 tấn/năm/người.
– Pháp: 6 tấn/năm/người.
Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.
Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau:
– Hoa Kì: 281421000 người.
– Pháp: 59330000 người.
=> Trắc nghiệm địa lí 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát các ảnh dưới đây, nêu một số biện pháp khoa học – kĩ thuật được áp dụng trong sản xuất được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đới ôn hòa?
- Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới
- Châu lục có nhiều quốc gia nhất là
- Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ
- Ô nhiễm môi trường là gì
- Bài 40: Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “ vành đai mặt trời”.
- Hai hình ảnh dưới đây gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
- Khí hậu Châu Phi có đặc điểm chủ yếu là
- Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
- Nêu tên một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở châu Âu.
- Hai đặc điểm tiêu biểu của sinh vật môi trường nhiệt đới là?
- Địa lí 7: Tìm hiểu những quốc gia đông dân nhất thế giới