Bài 18: Đô thị hóa Địa lí 12 trang 77
Nước ta đang trong quá trình thực hiện đô thị hóa. Những năm gần đây quá trình đô thị hóa của chúng ta mặc dù đã tăng lên mạnh mẽ tuy nhiên vẫn đứng sau nhiều nước trong cùng khu vực. Cụ thể như thế nào mời các bạn cùng đến với bài học “ đô thị hóa”
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm:
a. Diễn ra chậm, trình độ thấp:
- Thế kỷ thứ III(trước cn): thành Cổ loa là đô thị đầu tiên
- Thời phong kiến: chức năng:hành chính, thương mại, quân sự ( Thăng long,Phú xuân, Hội an,Đà nẳng, Phố hiến)
- Thời Pháp thuộc: chậm phát triển (Hà nội, Hải phòng, Nam định)
- Sau CM tháng 8: diễn ra chậm
- 1954-1975: diễn ra 2 xu hướng
- Miền Nam: chính quyền Sài Gòn -> phục vụ chiến tranh
- Miền Bắc: gắn với công nghiệp hóa
- 1965-1972: bị gián đoạn do Mỹ phá hoại
- 1975- nay: chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng còn thấp so với thế giới
b. Tỷ lệ dân thành thị tăng:
- Năm 1990, tỉ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%
- Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng lên là 26,9%
- Tỉ lệ này còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:
- Số lượng đô thị: Trung du, miền núi Bắc bộ: nhiều nhất đô thị vừa và nhỏ. Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng.
- Quy mô đô thị: Đông nam bộ có quy mô đô thị lớn nhất sau đó đến đồng bằng sông Hồng.
- Số đô thị lớn: quá ít so với mạng lưới đô thị
2. Mạng lưới đô thị:
- 6 loại: đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.
- 5 đô thị trực thuộc T.Ư: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, tp.Hồ Chí Minh , Cần thơ.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển KT-XH:
- Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát triển KT- XH vùng và địa phương trong cả nước(đóng góp GDP cao)
- Thành phố, thị xã: là thị trường tiêu thụ, sử dụng lao động có kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
- Thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
- Hạn chế: gây ô nhiễm môi trường,, an ninh trật tự, xã hội… không đảm bảo, phân hóa giàu nghèo
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu khái niệm đô thị hóa?
Câu 2: Dựa vào bảng 18.1, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005.
Câu 3: Dựa vào bảng 18.2, nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước.
Câu 4: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
Câu 5: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phái triển kinh tế – xã hội.
Câu 6: Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo bảng số liệu ở bảng 18.1.
Câu hỏi: Hãy kể tên các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta? Vai trò của các đô thị đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước?
Xem thêm bài viết khác
- Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
- Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự khác biệt về đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
- Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành vận tải đường biển?
- Hãy xác định trên hình 36 các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phái triển kinh tế – xã hội.
- Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp Địa lí 12 trang 93
- Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm?
- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu những đặc điểm chính của điểm công nghiệp?
- Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung 4 mỏ dầu thuộc vùng trùng Cửu Long?
- Giải bài 33 địa lí 12 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Hãy phân tích sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Hồng?