Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)

27 lượt xem

Đại bộ phận lảnh thổ châu Phi nằm trong đới nóng, có khí hậu nóng và khô. Châu Phi ngăn cách với châu Âu bởi Địa Trung Hải, với châu Á bởi biển Đỏ và kênh đào Xuy – ê. Vậy ở châu Phi có khí hậu và môi trường tự nhiên như thế nào? KhoaHoc mời các bạn đến với bài học dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

3. Khí hậu

  • Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.
  • Nhiệt độ > 20°c thời tiết ổn định
  • Châu Phi có khí hậu nóng, khô nhất thế giới
  • Hoang mạc chiếm diện tích lớn.

4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

  • Các môi trường tự nhiên nằm tương xứng qua đường xích đạo. Gồm :
    • Môi trường xích đạo ẩm: thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm
    • Hai môi trường nhiệt đới: rừng thưa cây bụi là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ, ăn thịt
    • Hai môi trường hoang mạc: động rhực vật nghèo nàn
    • Hai môi trường Địa Trung Hải: rừng cây bụi rụng lá
  • Xavan và hoang mạc là hai môi trường tự nhiên điển hình ở Châu Phi và Thế giới chiếm diện tích lớn.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát các hình 26.1 và 27.1, giải thích vì sao:

- Châu Phi là châu lục nóng.

- Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Quan sát hình 27.1, cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Quan sát hình 27.1 và 27.2 và dựa vào kiến thức đã học, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Xác định vị trí, ranh giới của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2. Nêu đặc điểm của hai loại môi trường này. Giải thích tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 7 bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội