Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc
22 lượt xem
Trước đây, thông tin liên lạc còn nghèo nàn lạc hậu nên việc vận chuyển tin tức còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc vận chuyển tin tức trở nên đơn giản và nhanh hơn bao giờ hết. Vậy, cụ thể nó đã phát triển như thế nào và đảm nhiệm vai trò ra sao đối với con người, chúng ta cùng đến với bài học ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Vai trò của ngành thông tin liên lạc
- Đảm nhận sự vận chuyển đến các tin tức nhanh chóng kịp thời
- Góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước trên thế giới
- Thay đổi mạnh mẽ quan niệm của con người về thời gian và không gian.
- Tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của thế giới.
- Là thước đo của nền văn minh.
II. Tình hình phát triển và phân bố ngành thông tin liên lạc
1. Tình hình phát triển
- Thời kì cổ đại: Dùng tiếng hú, ám hiệu sau đó dùng các phương tiện vận tải (Chim, ngựa, thuyền…)
- Ngày nay, thông tin liên lạc đã phát triển và đang dạng
- Lần thứ nhất: xuất hiện thông tin bằng ngôn ngữ để trao đổi và truyền bá thông tin.
- Lần thứ hai: sáng tạ ra chữ viết để lưu giữ và trao đổi
- Lần thứ ba: phát minh ra kĩ thuật in ấn và sản xuất giấy để lưu giữ và truyền thông tin đi thuận lợi hơn.
- Lần thứ tư: ứng dụng điện báo, điện thoại và ti vi để truyền chữ viết, âm thanh, hình ảnh.
- Lần thứ năm: ứng dụng internet – số hóa và truyền đi tức thời – vượt thời gian và không gian.
2. Đặc điểm chung:
- Tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
- Sự phát triển ngành thông tin liên lạc gắn liền với công nghệ truyền dẫn.
3. Các loại phương tiện và phương thức truyền dẫn
- Điện báo (năm 1884): là hệ thống phi thoại, sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, hàng hải.
- Điện thoại (năm 1876): truyền tín hiệu âm thanh giữa người với người, dữ liệu giữa các máy tính.
- Telex (năm 1958): Truyền tin nhắn và các số liệu trực tiếp.
- Fax (năm 1958): Truyền văn bản và hình ảnh, đồ họa đi xa.
- Radio và vô tuyến (năm 1895 và 1936) : Là hệ thống thông tin đại chúng, truyền âm thanh và hình ảnh.
- Máy tính và Internet (năm 1989): là thiết bị đa phương tiện, cho phép truyền âm thanh, hình ảnh, phần mềm, dữ liệu…
=> Trắc nghiệm địa lí 10 bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ?
- Các đối tượng địa lí hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?
- Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.
- Quan sát hình 7.1 cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?
- Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp?
- Sản xuất công nghiệp có tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường?
- Dựa vào hình 19.1 và 19.2 hãy cho biết: Dọc theo kinh tuyến 80°Đ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và những nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở những phạm vi vĩ tuyến nào?
- Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?
- Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?
- Dựa vào sơ đồ trên, em hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế?
- Đáp án câu 3 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (Trang 22- 24 SGK)
- Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?