Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

20 lượt xem

Loài người đang đứng trước thử thách lớn đó chinh là các nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kiệt, trong khi đó, yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên. Hơn nữa môi trường sinh thái đang ngày càng ô nhiễm nặng nề, khiến các nhà khoa học đã phải báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái. Vậy cụ thể, tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường của nhóm nước phát triển và đang phát triển diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài học dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển

  • Hiện trạng của tài nguyên và môi trường:
    • Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật)
    • Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính.
  • Sự phát triển bền vững:
    • Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
    • Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao,trong môi trường sống lành mạnh.
  • Cơ sở của sự phát triển bền vững:
    • Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.
    • Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.
    • Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.
  • Hướng giải quyết các vấn đề môi trường:
    • Phải có sự phối hợp,nỗ lực chung của các quốc gia,mọi tầng lớp trong xã hội.
    • Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh.
    • Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.
    • Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp tài nguyên.

II. Vấn đề môi tường và phát triển bền vững ở các nước phát triển

  • Chủ yếu gắn với những tác động đến môi trường của sự phát triển công nghiệp và đô thị.
  • Những vấn đề toàn cầu đều từ các trung tâm khí thải lớn
  • Nhiều công ty tư bản đã chuyển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm -> làm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp.

III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển

1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển:

  • Chiếm hơn ½ diện tích lục địa, chiếm ¾ dân số thế giới
  • Là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên
  • Sự chậm phát triển – sự hủy hoại môi trường – sự bùng nổ dân số là những vấn đề nan giải của các nước đang phát triển.

2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển

  • Khai thác và chế biến khoáng sản là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước đang phát triển ( các nước Tây Á, nhiều nước Châu Phi, Mĩ La Tinh)
  • Việc khai thác mỏ lớn mà không chú trọng đến biện pháp bảo vệ -> môi trường bị ô nhiễm.

3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển

  • Tài nguyên rừng rất phong phú
  • Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,… dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 161 sgk Địa lí 10

Những báo động về thủng tầng ô dôn, về sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoảng môi trường không?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 163 sgk Địa lí 10

Các tiến bộ khoa học – kĩ thuật nào đã làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong mấy thập kỉ qua?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 10 bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội