Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh bộ đội viên với Bác Hồ trong hai lần đó
Câu 3: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh bộ đội viên với Bác Hồ trong hai lần đó.
*Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai? Qua cảm nhận của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác được khắc họa sâu đậm như thế nào?
Bài làm:
Bài thơ đã kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ và mỗi nhìn thấy cảnh đó, anh đội viên lại có những cảm nhận khác nhau:
Tâm trạng lần thứ nhất | Tâm trạng lần thứ hai |
Anh đội viên ngạc nhiên bởi “Thấy trời khuya lắm rồi/ Mà sao Bác vẫn ngồi” Anh đội viên rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác : Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người. Anh đội viên “ Thổn thức cả nổi lòng " và thốt lên những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: “Bác có lạnh lắm không?”. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh lo cho sức khoé của Bác. Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ "Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng". | Anh hốt hoảng, giật mình vì “Bác vẫn ngồi đinh ninh / Chòm râu im phăng phắc”, anh tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ. Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bên Bác "Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác". |
Trong bài thơ, anh đội viên thức dậy ba lần nhưng tác giả lại không kể lần thứ hai bởi vì điều này không cần thiết, tác giả thay cho việc kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy bằng dấu “...”. Ngược lại, điều này sẽ làm nổi bật sự thay đổi tâm trạng của anh chiến sĩ.
Đối với Bác Hồ, anh chiến sĩ cũng như tình cảm chung của tất cả các anh bộ đội. Đó là lòng kính yêu, biết ơn và cảm giác ấm áp, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, săn sóc của Bác. Đó là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó khắc họa hình ảnh Bác Hồ lớn lao, cao cả vào sâu trong lòng mọi người.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết để kể thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ
- Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
- Soạn bài: Em bé thông minh
- Soạn bài: Động Phong Nha
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
- Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra những từ nhân hóa được sử dụng
- Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cám nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hec-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Nội dung chính bài: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
- Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
- Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc và hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
- Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?