Soạn bài: Thầy bói xem voi
Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tóm tắt truyện: Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.
- Ý nghĩa truyện:
- Sự vật bao giờ cũng do nhiều bộ phận, chi tiết hợp thành, cấu tạo thành. Câu chuvện nêu lên môi tương quan giữa bộ phận và toàn thể trong một sự vật: bộ phận làm nên toàn thể nhưng bộ phận không phải là toàn thể. Qua đó, phê phán những kẻ chĩ đoán mò, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện, thấy bộ phận mà không thấy toàn cục, thấy cây mà chẳng thấy rừng. Đó là cách nhìn nhận sự vật thiếu khoa học dẫn đến cách đánh giá sai lầm.
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
Câu 2: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Câu 3: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Thầy bói xem voi"
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
- Soạn bài: Cây tre Việt Nam
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
- Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn
- Soạn bài: Cây bút thần
- Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.
- Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét vẻ cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó
- Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết
- Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?