Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 103 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Bài làm:
Ví dụ:
1. Khi em nghe được chuyện bạn An đã lấy cắp tiền của bạn Minh trong lớp, em đã vội vàng tin ngay dù không được chứng kiến điều đó. Chính vì vậy, em đã nghĩ bạn An là người không trung thực và không chơi với bạn từ đó. Các bạn trong lớp thường xuyên bàn tán và xa lánh An khiến bạn buồn khi bị cô lập. Đến vài ngày sau, khi Minh tìm được số tiền đó và An đã được minh oan.
Hậu quả: Em cảm thấy rất hối hận khi đã vội vàng kết luận về người khác dù không biết rõ sự việc. Sự đánh giá vội vàng của em đã dẫn đến những suy nghĩ sai lầm về tính cách và con người của bạn An.
2. Trong giờ trả bài kiểm tra, Lan có điểm kiểm tra môn toán được 9 điểm. Trong các tiết học bình thường, Lan học kém hơn và chậm hiểu bài hơn các bạn. Vì vậy, các bạn ngồi bên cạnh xì xào rằng Lan đã chép bài của người khác hoặc vì Lan ôn "trúng tủ", may mắn nên mới đạt điểm cao. Khi nghe được điều đó, Lan đứng dậy và bạn giải thích rằng: Vì em biết em chưa học tốt môn Toán nên em đã cố gắng nỗ lực ôn tập tốt, dành nhiều thời gian để luyện tập các dạng bài toán. Do đó, bài kiểm tra vừa rồi em đã làm được đề bài cô ra. Sau đó bạn mong cô cho thêm một bài tập bất kì để bạn được chứng minh khả năng thực sự của mình. Bạn đã lên bảng và giải bài toán đó với đáp án đúng.
Hậu quả: Như vậy, các bạn trong lớp đã không nhìn vào sự cố gắng thực sự của Lan để đánh giá mà suy luận, "đoán mò". Khi đưa ra lời đánh giá một cách vội vàng, không hiểu bản chất của sự việc đã khiến cho bạn bị tổn thương.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Mẹ hiền dạy con
- Cách dùng dấu phẩy của tác giả Thép mới trong câu văn dưới đây tạo nên nhịp điệu như thế nào
- Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
- Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
- Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lặn, trong đó có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
- Soạn bài: Mưa
- Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc và hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
- Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày. Nêu giá trị của các phép nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người
- Đọc đoạn còn lại của bức thư và trả lời câu hỏi
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Soạn bài: Sông nước Cà Mau
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?