Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em
Bài làm:
Vậy là một mùa xuân nữa lại về. Trên khắp các nẻo đường, mọi người đều nô nức mua sắm, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy, cả nhà cùng nhau sum họp. Mẹ em đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, một nét ẩm thực không thể thiếu trong ngày tết truyền thống củ dân tộc Việt Nam. Và chiếc bánh chưng như khơi dậy những hồi ức trong em về truyền thuyết ý nghĩ Bánh chưng, bánh giầy.
Truyện kể về vua Hùng Vương lúc về già, vua có hai mươi người con trai nhưng không biết chọ ai xứng đáng để truyền ngôi. Giặc ngoài đã dẹp yên, đất nước muốn yên ổn, ấm no thì ngai vàng mới vững. Vì vậy, vua bèn gọi các con lại và nói:
– Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
Các lang ai cũng muốn được truyền ngôi nên cố gắng làm hài lòng vua cha nhưng ý cha muốn thế nào, không ai đoán được. Vì vậy, họ đua nhau làm những mâm cao cỗ đầy thật ngon để đem về lễ Tiên vương. Tuy nhiên, người buồn nhất là Lang Liêu, chàng là con thứ mười tám của vua nhưng mẹ chàng bị ghẻ lạnh, ốm rồi chết. Chàng ra ở riêng, quanh năm chỉ biết chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Trong nhà chỉ có lúa, khoai nên chàng chẳng biết làm gì để dâng cúng Tiên vương nên lấy làm buồn. Một đêm, chàng nằm mộng thấy một vị thần đến báo:
– Lang Liêu ! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, chàng mừng thầm. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp ngon, hạt đâu xanh, thịt lợn và lá dong trong vườn để gói thứ thánh hình vuông và đem ninh thật nhừ. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.
Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:
Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi và trở thành vị vua kế tục đất nước.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Truyền thuyết đã giải thích nguồn gốc của hai loại bánh, vừa đề cao nền nông nghiệp và thể hiện truyền thống đạo hiếu, biết ơn Trời, Đất, tổ tiên của dân tộc ta.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Con Rồng cháu Tiên (Trang 5 8 SGK)
- Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn
- Soạn bài: Sọ Dừa
- Nội dung chính bài: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
- Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
- Soạn bài: Vượt thác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đêm nay Bác không ngủ
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
- Trong truyện, thầy Ha-men có nói : "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
- Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết