Soạn bài: Thạch Sanh
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Giới thiệu tác phẩm
- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Trong truyện cố tích, các nhân vật thường phải vượt qua những thứ thách mới được hưởng hạnh phúc. Thạch Sanh phải vượt qua rất nhiều thử thách liên tiếp và ác liệt, có thử thách do ác thú gây ra, có thử thách do con người mang đến. Đối với Thạch Sanh, loại thử thách thứ hai mới là gay go, ác liệt
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên kì lạ, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần, v.v... ).
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta..
2. Tóm tắt truyện
Ngày xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Mãi sau người mẹ sinh được cậu con trai, tên là Thạch Sanh.
Thạch Sanh sớm mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, bèn nghĩ lợi dụng và gạ kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã tức giận, kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 66 SGK) Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Câu 2 (Trang 66 SGK) Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
Câu 3 (Trang 66 SGK) Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?
Câu 4 (Trang 66 SGK) Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
Câu 5 (Trang 66 SGK) Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh đươck kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Câu 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh
Câu 3: Chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thạch Sanh
Xem thêm bài viết khác
- Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?
- Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài
- Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đêm nay Bác không ngủ
- Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh
- Tả lại hình ảnh một người nào đó tuỳ ý thích của bản thân
- Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Thạch Sanh
- Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha lúc em mắc lỗi
- Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết "Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh"
- Dàn ý chi tiết bài viết số 6 ngữ văn lớp 6: văn tả người
- Soạn bài: Thánh Gióng