Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thạch Sanh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Thạch Sanh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Chi tiết nào sau đây nói lên sự ra đời khác thường của chàng Thạch Sanh?
- A. Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
- B. Thạch Sanh sớm mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.
- C. Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động ?
- A. Sức mạnh của nhân dân
- B. Công bằng xã hội
- C. Cái thiện chiến thắng các ác
- D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Người mẹ mang thai Thạch Sanh trong hoàn cảnh nào?
- A. Cha mẹ Thạch Sanh nghèo nhưng tốt bụng, được Ngọc Hoàng thương tình sai thái tử xuống đầu thai làm con.
- B. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái máng, từ đó bà mang thai.
- C. Người mẹ ra đồng thấy một bàn chân to liền ướm thử và mang thai.
- D. Người mẹ nằm mộng thấy một vị tiên gõ đôi đũa thần vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.
Câu 4: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua mấy thử thách?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 5: Câu nào dưới đây không nói về hoàn cảnh của Thạch Sanh khi chàng lớn lên?
- A. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong một túp lều dựng dưới gốc đa.
- B. Được vợ chồng bá hộ thương tình nhận làm con nuôi.
- C. Cuộc sống rất nghèo khổ, gia tài chỉ có một lưỡi búa do cha để lại.
- D. Được Ngọc Hoàng sai người xuống dạy võ nghệ.
Câu 6: Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh?
- A. Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh.
- B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh.
- C. Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích.
- D. Vì Lí Thông cũng có hoàn tương tự như Thạch Sanh.
Câu 7: Trong truyện Thạch Sanh, chi tiết nào sau đây không mang tính tưởng tượng?
- A. Thạch Sanh được sinh ra là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai.
- B. Người mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh,
- C. Khi Thạch Sanh lớn lên, các vị tiên trên trời xuống dạy võ nghệ và các phép biến hóa.
- D. Thạch Sanh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong một túp lều tranh cạnh cốc đa.
Câu 8: Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu đã thể hiện điều gì ở nhân dân?
- A. Tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và hóa giải hận thù bằng lẽ phải, chính nghĩa
- B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc
- C. Thể hiện lòng nhân ái, nhân đạo của dân tộc
- D. Tư tưởng cầu hòa, mong muốn chấm dứt chiến tranh bằng sự thua nhường quân giặc.
Câu 9: Thạch Sanh đã nhận được báu vật gì sau khi giết chết chằn tinh?
- A. Một cây đàn thần.
- B. Một bộ cung tên bằng vàng,
- C. Một cái niêu cơm thần.
- D. Một cây búa thần.
Câu 10: Trong truyện Thạch Sanh, hồn của các con vật bị Thạch Sanh tiêu diệt đã bày ra âm mưu gì để hại chàng?
- A. Ăn trộm của cải của vua mang giấu ở gốc đa rồi đổ tội cho Thạch Sanh.
- B. Vu khống cho Thạch Sanh tội giết người.
- C. Đốt nhà của Thạch Sanh.
- D. Bắt cóc con gái của vua để đổ tội cho Thạch Sanh.
Câu 11: Chi tiết nào dưới đây không phải là việc làm của Thạch Sanh trong truyện?
- A. Giết chằn tinh để giải cứu cho dân chúng.
- B. Giết đại bàng để giải cứu cho công chúa và con trai vua Thủy tề.
- C. Giết hổ thành tinh để giải thoát cho những người bị nó bắt.
- D. Đánh bại quân mười tám nước chư hầu.
Câu 12: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì?
- A. Đấu tranh xã hội
- B. Đấu tranh chống xâm lược
- C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
- D. Đấu tranh chống cái ác.
Câu 13: Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?
- A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
- B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta.
- C. Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- D. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.
Câu 14: Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào?
- A. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan dung của dân tộc ta.
- B. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc ngoại xâm hung bạo.
- C. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không chỉ khiến quân giặc quy hàng mà còn "tâm phục, khẩu phục".
- D. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của nhân dân.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Ôn tập về dấu câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Con Rồng cháu Tiên
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chữa lỗi dùng từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Tìm hiểu chung về văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Ôn tập truyện và kí
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cụm danh từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chỉ từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Phương pháp tả người
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Hoán dụ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Viết đơn