Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Sông nước Cà Mau
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Sông nước Cà Mau. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Đoạn trích Sông nước Cà Mau là sáng tác của nhà văn nào?
- A.Nguyễn Minh Châu
- B. Đoàn Giỏi
- C. Võ Quảng
- D. Tạ Duy Anh
Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích Sông nước Cà Mau?
- A. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng cực nam Nam Bộ
- B. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ
- C. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ
- D. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ.
Câu 3: Qua văn bản, em thấy cảnh sông nước Cà Mau hiện ra như thế nào?
- A. Có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ
- B. Có vẻ đẹp hoang dã, đầy sức sống
- C. Có vẻ đẹp đơn sơ, giản dị
- D. Cả A và B
- E. Cả B và C
Câu 4: Đoạn trích Sông nước Cà Mau được trích trong tác phẩm nào?
- A. Hương rừng Cà Mau.
- B. Đất rừng phương Nam.
- C. Bến Nghé xưa.
- D. Đất phương Nam.
Câu 5: Nội dung chính trong các tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi là gì?
- A. Tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
- B. Cuộc kháng chiến của nhân dân chống thực dân Pháp,
- C. Cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- D. Những nét đẹp văn hóa của vùng đất Cà Mau.
Câu 6: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Đất rừng phương Nam?
- A. Là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi, được viết năm 1957.
- B. Nhân vật chính trong truyện là cậu bé An.
- C. Truyện miêu tả cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú và cuộc sống của con người ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.
- D. Truyện nêu lên những khó khăn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của người dân vùng đất Cà Mau.
Câu 7: Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau có gì đặc sắc?
- A. Đặt theo tên những người anh hùng đã có công khai phá mảnh đất.
- B. Theo tiếng địa phương do người dân đặt ra.
- C. Đặt theo đặc điểm riêng của nó.
- D. Đặt bằng những danh từ mĩ lệ.
Câu 8: Tác giả đã miêu tả địa danh nào trong đoạn trích trên?
- A. Chợ Năm Căn.
- B. Chợ Cà Mau.
- C. Rừng U Minh.
- D. Chợ Bạc Liêu.
Câu 9: Chi tiết, hình ảnh nào không thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
- A. người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.
- B. Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.
- C. những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ,
- D. chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
Câu 10: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích trên?
- A. So sánh.
- B. Miêu tả thực.
- C. Nhân hóa.
- D. Hoán dụ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Động từ - Cụm động từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Vượt thác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Lao xao
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Em bé thông minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cây tre Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Mẹ hiền dạy con
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Tổng kết phần Văn và Tập làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cụm danh từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Con Rồng cháu Tiên