Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thầy bói xem voi
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Thầy bói xem voi. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Trong dân gian, thầy bói là những người:
- A. Chuyên đi ăn xin
- B. Chuyên làm nghề bốc thuốc đông y
- C. Chuyên đoán việc lành dữ cho mọi người.
- D. Chuyên viết thư pháp trên phố.
Câu 2: Tình huống nào sau đây ứng với thành ngữ “Thầy bói xem voi”?
- A. Một lần bạn An không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu.
- B. Một lần không vâng lời, con bị mẹ mắng.
- C. Bạn hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu ca hát.
- D. Một bạn đi học muộn, cô giáo yêu cầu viết bản kiểm điểm
Câu 3: Câu: “Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào” chỉ điều gì?
- A. Từ trước đến giờ các thầy bói chưa xem bói cho voi.
- B. Các thầy bói đều có chung khuyết tật là bị mù.
- C. Từ trước đến giờ các thầy chưa nhìn thấy voi.
- D. Các thầy cho rằng voi là con vật chỉ có trong tưởng tượng.
Câu 4: Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói?
- A. Do các thầy không có chung ý kiến
- B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật
- C. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh
- D. Do các thầy không nhìn thấy
Câu 5: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?
- A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.
- B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng,
- C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.
- D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.
Câu 6: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
- A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt.
- B. Không xem xét voi bằng mắt mà bằng tay.
- C. Không xem xét voi một cách toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét.
- D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi.
Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn tới cả năm thầy bói xô xát, đánh nhau?
- A. Do các thầy đều chỉ sờ một bộ phận nhưng đánh giá chủ quan
- B. Do các thầy đều cho rằng mình đúng
- C. Do các thầy không chịu lắng nghe ý kiến của nhau
- D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Truyện Thầy bói xem voi khuyên chúng ta điều gì?
- A. Luôn học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân, nhằm tránh rơi vào tình trạng thầy bói xem voi.
- B. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào đó một cách chính xác cần xem xét chúng một cách toàn diện.
- C. Không nên có tính ganh ghét lẫn nhau.
- D. Không nên dùng lời của những thầy bói để xem xét, đánh giá sự vật.
Câu 9: Truyện Thầy bói xem voi phê phán điều gì?
- A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.
- B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.
- c. Phê phán thái độ cầu toàn, không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.
- D. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
Câu 10: Truyện Thầy bói xem bói khuyên chúng ta bài học gì?
- A. Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.
- B. Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ cá nhân.
- C. Mọi sự việc cần suy nghĩ kĩ càng, không nên vội vàng, phiến diện.
- D. Tất cả đều đúng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cô Tô
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Viết đơn
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Mưa
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Buổi học cuối cùng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Ếch ngồi đáy giếng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chỉ từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Con hổ có nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Vượt thác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Danh từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Hoán dụ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cây bút thần