Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?
53 lượt xem
Câu 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?
Bài làm:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nhan đề khá dài, nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề đã thể hiện chủ đề, nội dung bài thơ: hình ảnh những chiếc xe không kính.Một hình ảnh quen thuộc trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ, thiếu thốn. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
- Sự độc đáo, gợi trí tò mò với người đọc bộc lộ ngay từ nhan đề . Hai chữ “Bài thơ” tưởng như bị thừa trong nhan đề nhưng nói lên cách khai thác hiện thực: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.
Như vậy, thông qua lăng kính của người nghệ sĩ, sự khốc liệt của chiến tranh không ngăn cản được ý chí chiến đấu của những người nghệ sĩ. Chất thơ ấy đã làm xua tan, xóa đi những hiện thực gian khổ trước mắt những người lính trẻ.
Xem thêm bài viết khác
- Qua những bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động?
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Bình luận ý kiến sau đây của Chế Lan Viên
- Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó
- Tìm chủ đề của đoạn trích
- Soạn văn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Tóm tắt đoạn thơ Chị em Thúy Kiều
- Qua phần "Cơ hội", em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
- Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy
- Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thê nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng
- Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều
- Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ?