Đọc mẩu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và trả lời câu hỏi
Câu 2 (Trang 38 – SGK) Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
Bài làm:
Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng "Chúng tôi đến đây không phải để thăm hỏi trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ này chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi khổ cực vì ông nhiều rồi" không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ phương châm lịch sự như vậy là không có lý do chính đáng, không có căn cứ. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
- Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.
- Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?
- Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:...
- Nội dung chính bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Ở phần "Nhiệm vụ", bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động, hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này
- Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”)
- Phát biểu chủ đề của truyện
- Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí không?
- Sơ đồ tư duy bài Cảnh ngày xuân Sơ đồ tư duy Văn 9