Nội dung chính bài: Miêu tả trong văn tự sự
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Miêu tả trong văn tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Trong văn tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn sự tự sự
- Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
- Miêu tả trong văn bản tự sự là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra sinh động, miêu tả không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.
- Hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự dựa trên những tiêu chuẩn:
- Yếu tố đó có miêu tả sinh động các đối tượng (nhân vật, cảnh vật, tâm trạng...) hay không?
- Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện hấp dẫn hay không?
- Trong văn tự sự, việc miêu tả cụ thể, chi tiết cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trỏ nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động.
2. Ví dụ:
VD1:
... Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên cái vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. (Nguyễn Thành Long).
VD2:
Sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa thu, em dậy thật sớm để chuẩn bị đến trường. Trời thu trong xanh, tiếng chim hót véo von trên cành. Em đi bên mẹ mà lòng thấy hồi hộp, xao xuyến vì đây là buổi đầu tiên em đến trường. Ngôi trường tiểu học thật là rộng và đẹp. Sân trường đông vui như ngày hội. tất cả các học sinh đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Các anh chị lớp lớn ríu rít chuyện trò. Còn những học trò mới như em thì rụt rè bỡ ngỡ đứng sát cạnh bố mẹ. Khi tiếng trống trường đầu tiên vang lên lòng em rộn ràng một niềm vui khó tả. Tiếng trống trường ấy còn ngân vang mãi trong lòng em đến tận bây giờ.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Miêu tả trong văn tự sự
- Phân tích những nét ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh
- Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
- Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Quang Trung đại phá quân Thanh, Mã Giám Sinh mua Kiều Bài 3 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
- Soạn văn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng (tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…)
- Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
- Soạn văn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm...
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mờ; mồm loa mép giãi...
- Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích