Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ
Câu 2: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả ưong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu.)
Bài làm:
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” hiện lên không chỉ với tình yêu thương sâu sắc dành cho người con, mà còn với tư cách là một người “chiến sĩ” thực sự, người chiến sĩ lao động sản xuất để nuôi bộ đội, hỗ trợ tích cực cho cách mạng. Người mẹ ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ ru con khi tỉa bắp. Mẹ ru con trong khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ. Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước. “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
- Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
- Mẹ đang tỉa bắp trên đồi Ka- lưi
- Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Hình ảnh người mẹ gợi lên bao xúc động, đó không chỉ là hình ảnh người mẹ Tà-ôi mà còn là hiện thân của những người mẹ Việt Nam anh hùng, giỏi việc nước đảm việc nhà. Sẵn sàng hi sinh bản thân vì tình mẫu tử và tình yêu quê hương, đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đoàn thuyền đánh cá
- Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu
- Nội dung chính bài Cảnh ngày xuân
- Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó
- Nội dung chính bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này
- Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?
- Soạn văn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Nội dung chính bài: Các phương châm hội thoại
- Soạn văn bài: Chị em Thúy Kiều
- Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả