Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: cực chẳng đã tôi phải nói...
Câu 4 (Trang 23 – SGK) Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:
a. Nhân tiện đâ xin hỏi;
b. cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói…
c. đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…
Bài làm:
Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:
a. Cách nói “Nhân tiện đâ xin hỏi”: Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên.
b. Cách nói: cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói…
Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nao đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ đụng chạm đến thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ sự đụng chạm, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sử, người nói dùng những cách diễn đạt trên.
c. Cách nói: đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…
Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
Xem thêm bài viết khác
- Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều
- Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
- Tìm chủ đề của đoạn trích
- Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
- Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
- Dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương Dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương ngắn gọn
- Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Quang Trung đại phá quân Thanh, Mã Giám Sinh mua Kiều Bài 3 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong cách Hồ Chí Minh
- Hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về con người Thúy Kiều qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn văn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn văn bài: Đồng chí
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thúy Kiều báo ân báo oán