Nội dung chính bài Những đứa trẻ
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Những đứa trẻ "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868 - 1936) là bút danh của A-lếch-xây Pê-crốp, một trong những nhà văn lớn của Nga và thế giới trong thế kỉ XX. Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật, loại tiểu thuyết nhà văn dùng ngôi thứ nhất (xưng "tôi") kể chuyện đời mình: Thời thơ ấu (1913 - 1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906 -1907), tiếu thuyết viết về sự chuyển biến tư tưởng của nhân vật chính, một bà mẹ Nga, về phía chủ nghĩa xã hội.
- Tác phẩm: ở chương IX tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương)
2. Phân tích tác phẩm
a. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ
- A-Li-ô-sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn, A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh-> Nhà thường dân hèn hạ
- Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn
=>Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.
b. Tình bạn tuổi thơ trong sáng của những đứa trẻ
- Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
* Nói chuyện trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
* Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
→ Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên. Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
c. Tình bạn trong sáng bị ngăn cấm
- Tình bạn trong sáng của bốn đứa trẻ bị ngăn cấm bởi người bố đại tá của ba đứa hàng xóm. Chính người lớn với sự thờ ơ, không quan tâm tới cảm xúc của những đứa trẻ đã khiến tình bạn đẹp đẽ của chúng bị ngăn cấm
Nhưng cho dù có bị ngăn cấm thì tình bạn ấy vẫn tiếp diễn
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Hoàn cảnh của những đứa trẻ
- Nếu xét về hoàn cảnh sống và thành phần xã hội thì A-li-ô-sa và mấy đứa con nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp rất khác nhau. Người lớn có thể nhận thấy rõ điều đó nhưng với trẻ thơ thì lại khác. Sự phân cách xã hội ấy chưa đủ lớn để tạo thành một bức tường ngăn cách chúng. Nhất là khi chúng có một điểm chung, đủ để chúng xích lại gần nhau đó chính là mất mẹ.
2. Tình bạn trong sáng của chúng
Những đứa trẻ mất mẹ bao giờ cũng cảm thấy thiếu thốn tình cảm và vì vậy chúng luôn thèm khát được yêu thương. Chình vì đồng hoàn cảnh nên chúng dễ dàng chia sẻ cảm xúc với nhau hơn:
- Chúng đến với nhau nhưng không đi bằng cổng chính. Đó cũng là cái kiểu riêng của trẻ thơ. Mỗi lần bọn trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp thấy A-li-ô-sa là mỗi lần thằng bé ở trong một tư thế khác nhau, khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào, khi lại vắt vẻo trên cây.
- Tư thế mà chúng nói chuyện với nhau cũng không được đường hoàng cho lắm. Khi thì ngồi xổm, khi thì quỳ xuống và cũng chỉ dám nói chuyện khe khẽ bởi vì sợ ông đại tá bắt gặp. Địa điểm để cho chúng trò chuyện không phải là phòng khách giống như người lớn mà là những nơi chẳng ai nghĩ đến. Có khi chỉ là trên cái xe trượt tuyết đã hỏng để ở dưới nhà kho. Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ vụng trộm ấy khiến chúng cảm thấy vui sướng, cảm động.
- Chúng ngắm nhìn nhau và trò chuyện với nhau rất lâu. Nội dung của những câu chuyện mà chúng nói thì chẳng có gì quan trọng. Khi là về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, khi thì nói về phép phù thủy làm cho người chết sống lại y như thật. Những câu chuyện mà chúng kể đều lấy từ kho cổ tích của bà ngoại nên nếu như có chỗ nào quên thì A-li-ô-sa sẽ dặn chúng đợi để chạy về nhà hỏi lại bà.
Chúng trèo lên cái xe trượt tuyết cũ ở dưới mái hiên nhà kho để “ngắm nghía” và trò chuyện cùng nhau. Đó cũng là nơi ba đứa trẻ nhà đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp tâm sự về cuộc sống của mình, về người mẹ đẻ đã mất, về người mẹ mới mà trong các câu chuyện cổ tích thường gọi là dì ghẻ.
3. Tình bạn vượt mọi ngăn cấm
- Những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, khác nhau cả về vị trí xã hôi. Chỉ vì 2 gia đình thuộc 2 tầng lớp xã hội khác nhau: 1 bên là dân thường (lao động) và 1 bên là quan chức giàu sang (quý tộc). Mặc dù bị người lướn cấm đoán: ông ngoại của Aliôsa và lão đại tá, xong tình cảm của bọn trẻ không vì thế mà tan vỡ.
- Tình bạn chân chính sẽ không vì bất cứ lí do gì mà tan vỡ. Dù bị cấm đoán nhưng chúng vẫn tìm mọi cách để duy trì tình bạn. Phải là một tình bạn thắm thiết thì chúng mới vượt qua rào cản, sự ngăn cấm để tiếp tục chơi với nhau như vậy. A-li-ô-sa đã “khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt” ở hàng rào để nói chuyện với lũ trẻ. Chúng “ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau” và một trong ba đứa trẻ kia phải đứng canh để đề phòng sự xuất hiện của người bố.
4. Tổng kết
- Nội dung: Tình bạn trong sáng, ấm áp của những đứa trẻ sống thiếu tình thương
- Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
- Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau có tác dụng thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao của những đứa trẻ.
- Kết hợp kể với tả và biểu cảm: Làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể sinh động, chân thực và đầy cảm xúc.
Xem thêm bài viết khác
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
- Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích
- Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
- Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích
- Soạn văn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Phân tích lời thoại của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Phân tích ý nghĩa từng lời thoại của Vũ Nương đối với chồng
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại
- Soạn văn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều
- Nội dung chính bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
- Soạn văn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự