Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Câu 2: (Trang 130 - SGK Ngữ văn 9) Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Bài làm:
- Cơ sở để hình thành tinh đồng chí của người lính cách mạng là cùng xuất thân từ làng quê nghèo khó, cùng chung giai cấp:
Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Đó là những người nông dân, xuất thân từ cuộc sống làng quê giản dị, chỉ quen với tay cầy tay cuốc.
- Họ cùng chung lòng yêu nước, chung lí tưởng chiến đấu, cùng chung sự thiếu thốn, gian khổ của ngươi lính trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu.
Chính lí tưởng yêu nước: súng bên súng đầu sát bên đầu làm cho những phương trời xa lạ xích lại gần nhau để cùng bên nhau chung một nhiệm vụ chiến đấu vì Tổ quốc. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."
Xem thêm bài viết khác
- Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa theo trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ
- Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga
- Sự khác biệt của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống)? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Tóm tắt giá trị nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu
- Sơ đồ tư duy bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Sơ đồ tư duy Văn 9
- Nội dung chính bài: Các phương châm hội thoại
- Phân tích hình tượng các nhân vật: Nguyễn Huệ, Lục Vân Tiên
- Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Soạn văn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du