Soạn văn bài: Chiếc lược ngà
Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Sau đó tập kết ra Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.
- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như hoà bình. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 và được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa truyện.
- Bằng việc tạo ra tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 202 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
Câu 2: Trang 202 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?
Câu 3: Trang 202 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
Câu 4: Trang 202 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 203 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.
Câu 2: Trang 203 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà.
Câu 2: Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu.
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Chiếc lược ngà "
Câu 5: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Chiếc lược ngà "
Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng