Soạn văn bài: Hoàng Lê nhất thống chí

  • 1 Đánh giá

Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách viết theo thể chí. Hồi thứ mười bốn là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), làm quan tới thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772 – 1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
  • Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn sách viết theo thể chí (một thể văn vừa mang tính văn học vừa mang tính lịch sử) ghi lại nhiều biến cố lịch sử sau khi vua Lê giành được quyền thế từ tay chúa Trịnh. Cuốn sách ghi chép một cách khá đầy đủ, chân thực.
  • Hồi thứ mười bốn là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động.
  • Tóm tắt: Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân Tây Sơn Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc khải hoàn. Rạng sáng mùng 3 tết, đạo quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết ,nghĩa quân đại thắng. Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên người không kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao, rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 72 SGK) Tìm đại ý và bố cục đoạn trích.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 (Trang 72 SGK) Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3 (Trang 72 SGK) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4 (Trang 72 SGK) Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập: trang 72 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Sự khác biệt của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống)? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Hoàng Lê nhất thống chí "

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Hoàng Lê nhất thống chí


  • 39 lượt xem
Chủ đề liên quan