Viết bài tập làm văn số 7 Ngữ văn 9 tập 2 trang 99, giải tất các đề

  • 1 Đánh giá

Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học là cơ hội để luyện tập viết văn nghị luận dựa vào các tác phẩm văn học đã học trong chương trình. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài viết gồm 2 phần:

  • Dàn ý các đề làm văn
  • Bài văn mẫu của tất cả các đề

A. Dàn ý các đề bài viết số 7 văn 9

Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Mở bài:

Thời gian vẫn chảy trôi và bốn mùa vẫn xoay chuyển. Con người chỉ đến một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi. Nhưng những gì là nghệ thuật thì vẫn còn tồn tại mãi với thời gian. Ngô Tất Tố đã đến với văn đàn và để lại dấu ấn của mình bằng hàng loạt những tác phẩm vạch trần hiện thực tối tăm, mù mịt của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Một trong số ấy, không thể không kể tới tiểu thuyết Tắt đèn với hình ảnh của chị Dậu - một người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Những phẩm chất đẹp đẽ ấy của chị được tác giả khắc họa thành công qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Thân bài:

  • Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố
  • Phân tích nhan đề tác phẩm
  • Ngô Tất Tố đã sử dụng bút pháp tương phản đối lập để dựng nên bức chân dung đối lập hoàn toàn
  • Phân tích sức sống mãnh liệt của chị Dậu

Kết bài:

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động cùng bút pháp tương phản đối lập, đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Nổi bật hơn cả là vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu, người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

=> Xem bài hoàn chỉnh

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Mở bài:

Tính cách sẽ tạo nên số phận của con người, đó là quy luật của cuộc sống. Có lẽ vì thế mà Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao đã lựa chọn một kết thúc buồn cho chính cuộc đời mình vì nhân cách của ông không chấp nhận sống trong hoàn cảnh mà mỗi ngày sự lương thiện trong con người lại bị mài mòn đi một chút, vì miếng ăn, vì sự cô độc.

Thân bài:

  • Giới thiệu về tác giả Nam cao
  • Phân tích số phận đau thương, nghiệt ngã của lão Hạc
  • Phân tích phẩm chất cao quý của lão Hạc
    • Lão Hạc là người giàu tình yêu thương: qua tình cảm và cách đối xử với con chó
    • Lão Hạc là người cha yêu thương con
    • Lão hạc là người giàu lòng tự trọng

Kết bài:

Bằng một tài năng kể chuyện xuất sắc và bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật tinh vi bậc thầy, Nam Cao đã khắc họa một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của lão Hạc, hình ảnh đại diện cho người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện cũng cho ta thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của nhà văn.

=> Xem bài hoàn chỉnh

Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri

Mở bài:

Những câu thơ vang lên như lời khẳng định về mối quan hệ giữa con người với con người, về sự chia sẻ và hi sinh. Phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri cũng khiến ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau giống như thế.

Thân bài:

  • Giới thiệu sơ lược về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
  • Chiếc lá cuối cùng đã mang đến động lực cho con người
  • Phân tích những tình tiết bất ngờ, hấp dẫn

Kết bài:

Có thể nói, đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trích trong truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri đã khiến người đọc rung động trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ, giữa Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men. Câu chuyện ấy cũng nhắc nhở chúng ta về tấm lòng lương thiện, sự chia sẻ giữa người với người trong xã hội ngày nay.

=> Xem bài hoàn chỉnh

Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go

Mở bài: Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Chế Lan Viên đã từng dùng hình ảnh cánh cò trắng bên nôi để khái quát nên quy luật muôn đời của lòng mẹ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Thân bài:

  • Giới thiệu về tác giả. Ta-go là một người nghệ sĩ đa tài
  • Tác giả đã dựng nên một bức tranh thật đẹp với những hình ảnh đầy thơ mộng, là sóng là mây, là trăng, là gió, là bến bờ kì lạ
  • Bài thơ còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Kết bài: Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

=> Xem bài hoàn chỉnh

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

=> Xem hướng dẫn giải

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

=> Xem hướng dẫn giải

Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.

=> Xem hướng dẫn giải

Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go

=> Xem hướng dẫn giải

Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

=> Xem hướng dẫn giải

Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

=> Xem hướng dẫn giải

Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

=> Xem hướng dẫn giải


  • 99 lượt xem
Chủ đề liên quan