Soạn văn bài: Mùa xuân nho nhỏ
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. KhoaHoc sẽ cùng các bạn tìm hiểu kiến thức trọng tâm và lời các câu hỏi trong bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
Thanh Hải (1930-1980), quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm mến yêu thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
- Nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.
Câu 2: trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
Câu 3:trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc”. Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Câu 4: trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gợi cảm, gần gũi, dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng như thế nào dể đạt được nhạc điệu ấy?
Câu 5: trang 57 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Luyện tập
Câu 2: Trang 58 - sgk ngữ văn 9 tập 2
Viết một đoạn văn bình luận một khổ thơ trong bài - mùa xuân nho nhỏ - mà em thích.
Phàn tham khảo mở rộng
Câu 1: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Mùa xuân nho nhỏ
Câu 3: Suy nghĩ của em về lẽ sống cao đẹp qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Mùa xuân nho nhỏ"
Câu 5: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Mùa xuân nho nhỏ "