Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu
Câu 2: Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu.
Bài làm:
Những ngày phép ngắn ngủi về thăm nhà của tôi cũng đã kết thúc, tôi phải trở lại chiến trường để tiếp tục chiến đấu. Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Thu – con gái tôi cũng theo bà ngoại về nhà. Tôi phải lo tiếp khách nên không chú ý đến con. Vợ tôi thì lo chuẩn bị đồ đạc, xếp cẩn thận từng chiếc áo cho tôi mang đi. Con gái tôi như bị bỏ rơi, nó đứng ở góc nhà và cứ nhìn mọi người đang vây quanh tôi. Thời gian nhanh chóng trôi qua, đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, tôi mới đưa mắt nhìn con, nó vẫn đứng ở góc nhà. Lòng tôi buồn rười rượi, tràn ngập nỗi thương con, vì chiến tranh xa cách mà con không nhận ra cha. Tôi muốn lại gần mà ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó sợ hãi, giẫy lên mà bỏ chạy nên chỉ dám đứng nhìn với tất cả tình yêu thương dành cho nó. Nhưng thật lạ lùng và đầy bất ngờ với tôi và mọi người xung quanh, con gái tôi bỗng thét lên tiếng mà tôi chờ đợi suốt bao năm qua:”Ba…a…a…ba!”. Tiếng kêu của con như tiếng xé, xé tan cả ruột gan tôi. Vừa thét nó vừa chạy thót lên ôm chặt cổ tôi, vừa ôm tôi con vừa khóc. Tôi bế nó lên, nó hôn lên tóc, lên cổ và cả vết thẹo dài bên má tôi. Lúc này, bà ngoại mới kể cho tôi biết lí do vì sao không nhận cha và bà đã giải thích cho con gái tôi hiểu về vết thẹo tôi bị bọn Tây bắn. Không ghìm được xúc động, những giọt nước mắt tôi lăn trào trên má. Một tay ôm con, một tay tôi rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con. Tôi âu yếm nói với con: ”Ba đi rồi ba về với con”. Bé Thu hét lên không đồng ý và siết chặt lấy tôi, từng vết dao như cứa vào trái tim tôi. Đến giờ phải đi mà lòng tôi không muốn rời bước, con bé mếu máo và dặn tôi mua cho con chiếc lược. Tôi tự nhủ sẽ tự tay làm một chiếc lược thật đẹp dành tặng cho con gái yêu của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga
- Lập bảng thông kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu
- Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào?
- Câu thơ nào nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga? Em hiểu câu thơ ấy như thế nào?
- Soạn văn bài: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
- Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”)
- Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời của tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
- Soạn văn bài: Trau dồi vốn từ
- Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
- Nội dung chính bài Chiếc lược ngà
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Nội dung chính bài: Miêu tả trong văn tự sự