Phân tích vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới nổi lên trong tp “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới nổi lên trong tp “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long
Bài làm:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Tố Hữu)
Mỗi con người đều mang cho mình một sứ mệnh riêng, Tổ quốc đã cho ta nơi ta cất tiếng chào đời, bởi vậy mỗi con người phải trân trọng điều đó, biết đóng góp cho Tổ quốc thêm tươi đẹp. Anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn đã tô đẹp lên những con người ấy - những con người lặng lẽ đóng góp sức mình để làm đẹp, làm giàu cho tổ quốc mà không sợ cô đơn. Vẻ đẹp ấy bộc lộ rõ nét qua “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, truyện của ông thường được chắt lọc từ hiện thực cuộc sống đang diễn ra hàng ngày, nhưng mỗi câu chuyện đều mang những ẩn ý sâu sắc về vẻ đẹp con người. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” được viết trong một chuyến đi lên Lào Cai năm 1970 của tác giả, được in trong tập “Giữa rừng xanh” in năm 1972.
Chuyến xe khách Lào Cai- Sapa đã vô tình trở thành cầu nối cho cuộc gặp gỡ giữa ba con người: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái “lặng lẽ” của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này. Cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn 30 phút thôi nhưng nó đủ làm nguồi ta thấy hết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi ấy, sự đóng góp lặng lẽ của những con người ấy. Phải chờ xe đi đến Sa Pa, nghỉ chân ở đấy ba mươi phút, ta mới có điều kiện tiếp cận với nhân vật chính. Đó là anh thanh niên mới hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Tất nhiên khi gặp gỡ với người lái xe già đã từng quen biết, với ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên này không hề tỏ ra ít nói chút nào, nhưng cái tên truyện lặng lẽ Sa Pa chính là dành cho anh, bởi anh "lặng lẽ" làm việc một mình trên đỉnh núi cao, là "một con người cô độc nhất thế gian" (như lời giới thiệu của người lái xe già), nhưng công việc lại liên quan đến cả nước. Làm một công việc đo gió, đo mây dự báo thời tiết âm thầm, lặng lẽ trên đỉnh núi vao hai ngàn sáu trăm mét, giữa mênh mông đất trời sương tuyết, anh thanh niên vẫn yêu đời, đầy trách nhiệm cần cù, dũng cảm. Anh không để xảy ra sơ suất nào trong nhiệm vụ đã đành, anh còn biết tự tạo cho mình một cuộc sống nền nếp, phong phú và thơ mộng: nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Tuy vậy anh thanh niên vẫn thỉnh thoảng xuống búi tìm gặp người lái xe già cùng khách qua đường để vơi bớt nỗi cô đơn, nỗi “nhớ người”... Đây là một chi tiết rất người mà tác giả đã nắm bắt, phát hiện bởi vì đã là con người thì ai chả sợ nỗi cô đơn. Nhưng cái cách để gặp người của anh thanh niên này cũng khá lạ lẫm. Người lái xe già kể: “Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi như thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngăng đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này anh chỉ đỏ mặt”. Thì còn ai nữa, chính anh ta chứ ai! “Thì ra anh ta mứi lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyến một lát”. Và cái kế của anh thanh niên đó chính là đẩy khúc câu ra giữa đường để xe khách phải dừng lại. Ôi đó cũng là một cái kế sách lạ lẫm hết mức!
Nhưng đó là câu chuyện của 4 năm trước, còn bây giờ, hãy xem, anh ta vẫn “mừng quýnh” khi thấy xe khách lên. Rồi khi đưa khách lên chơi nhà, anh ta khẩn trương, tất bật đến từng phút đủ để làm các công việc cắt hoa, mới nước, kể về công việc và nghe chuyện của khách trong khoảng thời gian 30 phút, thời gian mà chiếc xe khách có thể đỗ lại nơi đây. Người đọc thấy anh ta nói hơi nhiều, nói nhanh, “nói xong chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến” cũng có thể nói tiếng người với những đồng bào của mình, còn ngày thường thì anh ta hát to chăng nữa cũng chỉ có mây núi có mây núi nghe mà thôi. Nhưng trong tát cả các lần gặp người, lần này có lẽ anh ta gặp may hơn. Ngoài người lái xe già anh đã từng quen biết, anh lại gặp đươc một họa sĩ già vui tính “xúc động mạnh” vì rất quý trọng công việc và con người anh, và đặc biệt cô kĩ sư trẻ rất xúc động. Cô đã "bất giác đỏ mặt lên" khi nghe người lái xe già kể chuyện về anh, lại xúc động đến lại một cái gì đó" khi "nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ". Đến khi anh thanh niên tặng hoa "... cô kĩ sư chỉ ô lên một tiếng! ... quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy". Tác giả đã miêu tả rất tỉ mỉ sự diễn biến tâm lí của một cô gái trẻ dễ xúc động. Vì tâm hồn cô đầy những khát vọng và ước mơ, nên cô gái đã đón nhận câu chuyện và bó hoa của người thanh niên "cô độc nhất thế gian" một cách thật lòng. Ngay cả lúc người thanh niên nói những câu có lẽ hơi đột ngột: “Thôi chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi...” thì cô gái vẫn “ôm nguyên bó hoa trong tay, tai lắng nghe”. Để đến lúc đọc sách của anh, khi ông họa sĩ già đang thực hành sáng tác, cô gái đã cảm thấy “bàng hoàng” về một cái gì đó chớm nở trong cô giúp cô xóa bỏ cái nhạt nhẽo của một tình cảm đã qua. Rồi vô tình hay hữu ý, cô đã để lại một chiếc khăn tay “kỉ niệm lần đầu gặp gỡ này. Một cái cỏn con gì rồi ra có thể biến thành mọt chút xíu dịu dàng, một chút xíu dũng cảm trong cuộc sống của anh ta”. Người đọc có thể cho là sự phát triển tình cảm của cô gái hơi nhanh nhưng ai mà hiểu được trong hoàn cảnh ấy, sự chia tay trong “bạt ngàn” Tây Bắc, rất có thể là không gặp lại, lại không đưa người ta đến những cảm xúc tương tự. Cho nên cái bắt tay cuối cùng của cô đối với anh thanh niên cũng khác: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”. Có lẽ bởi vì cô trân trọng con người ấy, con người đã lặng lẽ góp sức mình cho sự phát triển của dân tộc. Cái sự tiếc nuối thời gian được trò chuyện của anh thanh niên bộc lộ trong câu thốt lên bất chợt của anh “Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!”. Đối với anh 30 phút ấy quý giá đến nhường nào, con người vì công việc mà phải luôn làm bạn với nỗi cô đơn còn chưa thỏa mãn niềm tâm sự thì đã hết thời gian.
Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất nước Việt Nam. Anh là lớp người trẻ tuổi tiếp bước lòng nhiệt huyết lao động của lớp người đi trước như bác lái xe, ông họa sĩ... Anh thanh niên và chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã tác động mạnh mẽ tới ông họa sĩ và đặc biệt cô kĩ sư dưới xuôi lên Sa Pa nhận công tác. Và không chỉ các nhân vật trong truyện ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cũng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” gấp lại để lại vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người, anh đại diện cho những con người lặng lẽ đóng góp công sức của mình cho Tổ quốc. Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn
- Soạn văn bài: Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
- Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thúy Kiều báo ân báo oán
- Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục 1.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
- Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?
- Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du k
- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?
- Nội dung chính bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiếc lược ngà Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chiếc lược ngà
- Từ tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về chữ hiếu trong xã hội ngày nay. Đoạn văn nêu những suy nghĩ về chữ hiếu trong xã hội ngày nay
- Sơ đồ tư duy bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Sơ đồ tư duy Văn 9