Nội dung chính bài: Xưng hô trong hội thoại
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Xưng hô trong hội thoại". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Việc sử dụng các từ xưng hô gắn liền với các tình huống giao tiếp. Nó giúp con người bộc lộ thái độ, tình cảm nhưng cũng đặt ra những tình huống nan giải, không chỉ với người nước ngoài học tiếng Việt mà ngay cả với chính người Việt Nam.
- Có ý thức về vấn đề trên, ta sẽ lựa chọn cách xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- Từ xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói chuyện với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng mà còn tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Nhưng trong giao tiếp cần chú ý đến đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho đúng, phù hợp nhất.
- Một số từ thường dùng trong xưng hô, giao tiếp như: Tôi, cậu, tớ, mình, bạn, chúng ta, chúng tôi, ta, chúng ta, chúng nó, chúng mày, anh ấy, cậu ấy, chị ấy…
- Cách dùng:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao,... chúng tôi, chúng tao...
- Ví dụ: Anh cho tôi xin.
- Ngôi thứ hai: Mày, mi, chúng mày,...
- Ví dụ: Mi ngoan ngoãn ăn hết chỗ này nhé!
- Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ,...
- VD: Nó bị điểm kém trong kì thi vừa rồi.
- Suồng sã: mày, tao,...
- VD: Mày đã đọc xong chưa?
- Thân mật: anh, chị, em, cậu, tớ, mình,...
- VD: Chị giúp em giải bài tập này với nhé
- Trang trọng: quí ông, quí bà, quí vị...
- VD: Kính thưa quí vị, buổi biểu diễn hôm nay xin phép được bắt đầu
Xem thêm bài viết khác
- Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
- Sơ đồ tư duy bài Đồng chí Sơ đồ tư duy Văn 9
- Soạn văn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Tóm tắt đoạn thơ Chị em Thúy Kiều Tóm tắt đoạn trích Chị em Thúy Kiều ngắn nhất
- Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp Câu 2 trang 54 sgk Ngữ văn 9 tập 1
- Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu
- Soạn văn 9 bài Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo) trang 220
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
- Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về con người Thúy Kiều qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán