Phân tích diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.
Bài làm:
“Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà”
Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, sức mạnh lớn nào bằng lòng yêu nước của dân. Có lẽ Kim Lân đã thấu được điều ấy và đưa vào trong văn chương, để rồi làm vẻ đẹp ấy như được sáng bừng lên qua diễn biến tâm lý nhân vật “ông Hai” từ trước đến sau khi nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng”.
Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy cuộc sống; ông thường tìm thấy vẻ đẹp chân phương, mộc mạc nhất của con người sáng lên trong đói khổ. Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Kim Lân viết về làng quê và người dân Việt Nam, được sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Chuyện kể về ông Hai - một người nông dân làng chợ Dầu, trong kháng chiến gia đình ông phải đi tản cư. Và thời gian ở đây, ông đã nghe tin làng theo giặc, tinh yêu nước của ông được thể hiện rõ nét qua quá trình này. Truyện "Làng" đã xây dựng được môt tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống : ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng mình đi tản cư lại nghe được tin làng Chợ Dầu đi theo giặc, làng Chợ Dầu làm việt gian, lập làng tề. Cái tin ấy ông nghe từ chính miệng những người tản cư đi qua.
Trước khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư ở nơi khác, xa ngôi làng yêu dấu. Dù phải xa làng nhưng tình yêu làng, tôn thờ làng cháy bỏng như không bao giờ ngơi nghỉ, ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Đi đâu ông cũng kể lể về làng mình, về những lần làng mình ra sức chiến đấu chống giặc, ông luôn khát khao được trở về làng, ông tự hào về làng chợ Dầu của ông. Từ đó ta thấy tình yêu làng xóm nhen nhóm từ những điều bình dị nhất, ngọt ngào nhất và không hề thay đổi, dù đi xa nơi đâu lòng vẫn hướng về làng thân yêu.
Yêu làng là thế nên khi ông nghe loáng thoáng được tin làng mình theo giặc ông đã bang hoàng như sét đánh bên tai “Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin". Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội”. Diễn biến tâm lý một cách rõ rệt của ông Hai đã làm sáng lên tình yêu nước của ông, ông yêu làng yêu từ những điều nhỏ bé bờ tre, bến nước, cây đa, xóm giềng, yêu đến những cái lớn lao yêu kháng chiến, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc. Tình yêu làng càng lớn thì nỗi đau khi làng theo Tây cũng càng lớn, khi nghe tin sét đánh xong ông Hai như biến thành một người khác, từ con người đi đâu cũng tự hào cất cao lời ca khen ngợi làng mình vì kháng chiến, vì tổ quốc ông Hai trở nên lầm lì, đi đâu cũng cúi gằm mặt xuống vừa tủi nhục, xấu hổ, vừa đau đớn. Yêu làng, yêu công lao của làng với kháng chiến bao nhiêu thì lại khó xử bấy nhiêu khi nghe tin làng theo giặc.
Tình yêu làng của ông Hai không đơn thuần là yêu nơi mình ở, mà đó là tình yêu sự trân trọng những giá trị to lớn của Tổ quốc, ông biết hướng đến những cái lớn hơn là tình yêu Tổ quốc. Nhà văn Kim Lân có một câu nói rất hay khi nói về tâm trạng của ông Hai khi nghe làng theo giặc “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”. Ông rất tỉnh táo trong tình yêu với quê hương đất nước, yêu làng là thế nhưng tình yêu ấy chỉ lớn hơn khi gắn với tình yêu kháng chiến, ông Hai đã đau đớn, buồn tủi và lúc nào cũng chột dạ sợ người ta nói đến làng mình “Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ”. Ông Hai đã nghĩ đến chuyện về làng nhưng rồi lại tự phản đối ngay, ông tự trả lời rằng về làm gì cái làng ấy nữa, nó theo Tây hết rồi, về tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… Tác giả đã làm vẻ đẹp người nông dân Việt Nam trong kháng chiến hiện lên thật đẹp, một tình yêu không hề mù quáng, yêu làng nhưng luôn gắn tình yêu đó với tình yêu kháng chiến, yêu đất nước. Mãi đến khi ông Hai nghe tin làng cải chính, ông như được sống lại; ông chạy khắp làng trên xóm dưới khoe về tin cải chính của làng mình trong niềm hân hoan khôn xiết. Sau những ngày dài không dám đi đâu vì tủi nhục, vì xấu hổ, tin làng cải chính như giúp ông thoát khỏi sự lựa chọn khó khăn giwuax tình yêu làng xóm,quê nhà và lòng yêu kháng chiến, yêu đất nước. Kim Lân đã rất thành công khi sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được thể hiện qua tình huống, cách miêu tả cụ thể - đặc biệt sự đặc tả tâm trạng trong nỗi day dứt ám ảnh của ông Hai. Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.
Qua diễn biến tâm lý của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã sáng ngời lên tình yêu quê hương, yêu đất nước được hòa quyện thật đẹp.
Xem thêm bài viết khác
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
- Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích
- Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
- Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích
- Soạn văn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Phân tích lời thoại của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Phân tích ý nghĩa từng lời thoại của Vũ Nương đối với chồng
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại
- Soạn văn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều
- Nội dung chính bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
- Soạn văn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự