Nội dung chính bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

  • 1 Đánh giá

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Kiều ở lầu Ngưng Bích "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
  • Đoạn trích: Nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”.

2. Phân tích văn bản

a. Tình cảnh của Kiều ở lầu Ngưng Bích:

  • Hoàn cảnh: Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
  • Khung cảnh đẹp, thơ mộng thoáng đãng nhưng mênh mông, lặng lẽ và heo hút.

=> Kiều rất chán nản, buồn tủi và cô đơn.

b.Tâm trạng nhân vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

Nhớ người yêu:

  • Nhớ cảnh thề nguyền, hẹn ước
  • Hình dung cảnh Kim Trọng ngày đêm mong đợi, cũng đang hướng về mình

Nỗi nhớ cha mẹ:

  • Khi nhớ về cha mẹ Kiều tưởng tượng ra viễn cảnh cha mẹ già tựa cửa ngóng trông.
  • Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: làm nổi bật sự lo lắng của Kiều, rồi đây ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ khi oi nóng, ai sẽ ủ chăn ấm cho cha mẹ khi trời giá lạnh

c. Tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực tại:

  • Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều:
    • Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh”: ước ệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng
    • Nhân hóa “sóng kêu”: gợi hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều và quanh Kiều
    • “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Trong lòng Kiều là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tình cảnh của Kiều ở lầu Ngưng Bích:

  • Cụm từ:" Khóa xuân" chính là tình cảnh của Thúy Kiều hết sức đáng thương của Kiều bấy giờ: sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn, nhưng Tú Bà đã ngăn lại và vờ hẹn đợi Kiều bình phục sẽ tìm người tốt gả chồng cho nàng, nhưng thực chất nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để mụ ta chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới.
  • Cảnh gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa bốn bề mênh mông trời nước, bên này là dải cát vàng, bên kia gió bụi cuốn. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cảnh "non xa", "trăng gần" như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mông trời nước. Cái lầu ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người, không một sự giao lưu giữa người với người.Dường như không gian càng rộng lớn, con người càng lẻ loi, cô độc trong lúc lòng mình ngổn ngang trăm nỗi: “nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”
  • Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" thể hiện nỗi cô đơn, hờn tủi, xót xa, đau đớn của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Trước thiên nhiên hoang vắng, lạnh lẽo, Kiều thật nhỏ bé, đơn độc. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Thúy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. Như 1 cô gái bị cấm cung, giam lỏng không có ai để bầu bạn, tâm sự, xẻ chia, chỉ có mảnh trăng, dãy núi phía xa, mây đèn bầu bạn, mất tự do đau khổ đến tột cùng. Càng nhìn cảnh Kiều càng nhớ tới những người thân, nàng nhớ tới những ai, chúng ta cùng theo dõi tiếp.

2. Tâm trạng nhân vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

a. Nhớ người yêu:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ"

Nhớ người yêu, Kiều nhớ đến khi nàng cùng Kim Trọng uống chén rượu thề dưới ánh trăng, nguyện ở bên nhau đến trọn đời. Ấy vậy mà giờ đây, tất cả chỉ còn là quá khứ. Nàng không thể ở bên người mình yêu, cũng không thể cùng chàng thực hiện lời nguyện ước.

Càng thương Kim Trọng, Kiều càng đau xót cho thân phận của chính mình, bởi lẽ tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng giờ không thể nào gột rửa được:

"Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

b. Nhớ cha mẹ của mình:

"Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

  • Lí giải tại sao Kiều lại nhớ Kim Trọng trước mà không phải cha mẹ trước, không phải vì nàng không có hiếu mà bởi khi Kiều phải bán mình chuộc cha, hy sinh chữ "Tình" để làm tròn chữ "Hiếu" thì hẳn là ở đây, Kim Trọng là người đau đớn hơn cả. Do đó, Kiều nhớ tới Kim Trọng trước tiên, là áy náy, cảm thấy có lỗi đối với chàng
  • Kiều day dứt khôn nguôi là giờ đây ai là người phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi già yếu (mùa hè ai quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông ai ủ ấm chỗ nằm cho cha mẹ). Nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã là rất lâu và tưởng tượng cha mẹ đã già yếu vì tuổi tác, đau buồn. Kiều luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ, chưa làm tròn bổn phận của mình với cha mẹ.

3. Tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực tại:

Tám câu thơ cuối là bức tranh thiên nhiên mang âm hưởng trầm buồn:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

..........

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

  • Điệp ngữ: "buồn trông" đặt ở đầu câu lục( 6) ngắt 8 câu thành 4 cấu trúc diễn tả nỗi buồn nhiều cung bậc, nhấn mạnh nỗi buồn càng lúc càng dâng cao mãi, trong cảnh vật mênh mang vắng vẻ, càng dữ dội hơn, liên tiếp từng đợt trào dâng trong lòng Kiều. Hướng tầm mắt lại gần, Kiều trông thấy những cánh hoa đang trôi dạt, như là lênh đênh, là vô định trước cuộc đời. Những cánh hoa kia y hệt như cuộc đời của Kiều vậy. Cảnh vật cũng như buồn hơn dưới con mắt của Kiều, nàng nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng những sự vật đơn độc, lẻ loi...

Hai câu thơ cuối là tâm trạng hoang mang, lo lắng, là khi những đợt sóng lòng của nàng trở nên dữ dội hơn. Câu thơ nói lên sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều. Nó nói lên sự phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua:

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

4. Tổng kết

  • Nghệ thuật:
    • Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
    • Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
  • Nội dung:
    • Tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích: Đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng; day dứt, nhớ thương gia đình.
    • Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thuý Kiều.
  • Ý nghĩa: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều.

Back to top

  • 83 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1