Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 năm 2022 - 2023 Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 mới

7.203 lượt xem

Biên bản lựa chọn SGK lớp 7

KhoaHoc mời các thầy cô cùng tham khảo mẫu Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 năm 2022 - 2023 được đăng tải trong bài viết dưới đây để viết báo cáo về việc lựa chọn SGK lớp 7 mới.

Dưới đây là toàn bộ mẫu biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 cho các thầy cô cùng tham khảo chuẩn bị góp ý, xây dựng lựa chọn bộ sách giáo khoa mới cho năm học 2022 - 2023. Báo cáo lựa chọn SGK lớp 7 cũng cần nêu rõ ưu điểm, nhược điểm của từng đầu sách mà trường mình chọn, qua đó sẽ cải thiện những nhược điểm, hạn chế để giảng dạy hiệu quả hơn. Mời quý thầy cô cùng tham khảo Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa mới.

Báo cáo lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 mới

TRƯỜNG THCS.........
TỔ: LÍ – HÓA - SINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

......, ngày .... tháng .... năm 2022

BÁO CÁO

Về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 7

Năm học 2022 - 2023

I. Việc tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo về công tác chọn sách giáo khoa lớp 7 năm học 2022-2023:

II. Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 năm học 2022-2023:

III. Danh mục sách giáo khoa lớp 7 được giáo viên đề xuất lựa chọn:

TT

Môn

Tên Bộ sách

Số GV lựa chọn

Tỷ lệ (%)

1

KHTN 7

Chân trời sáng tạo

07/07

100%

2

Công nghệ 7

Chân trời sáng tạo

07/07

100%

IV. Nhận xét về bộ sách được lựa chọn:

1. Môn KHTN 7 (Bộ sách Chân trời sáng tạo – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam):

a. Ưu điểm:

- Nội dung sách viết rõ ràng, ngôn ngữ và cách thức phù hợp dễ hiểu, gần gũi với thực tế. Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp tác, phát triển tiềm năng và khả năng tư duy của người học.

- Bố cục trình bày khoa học hợp lí giữa kênh hình và kênh chữ. Nội dung kiến thức đưa ra ngắn gọn, dễ hiểu.

- Hệ thống câu hỏi và kênh hình đưa ra giúp HS phát huy được tính tư duy, sáng tạo, giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức mà không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

- Nhìn chung, nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.

- Tạo điều kiện để nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá HS.

- Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/ xem/ viết/ nghe/ nói/ làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

b. Hạn chế:

- Hệ thống biểu tượng các hoạt động trong bài học còn khó nhớ, gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu sách.

- Một số hình ảnh nhỏ, chưa rõ nét hoặc chưa có hình ảnh minh họa.

2. Môn CÔNG NGHỆ 7 (Bộ sách Chân trời sáng tạo – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam):

a. Ưu điểm:

- Trình bày hài hòa, có tính thẩm mĩ, gây hứng thú cho HS.

- Nội dung đảm bảo tính khoa học, chỉ rõ các hoạt động học được tập, giúp HS xác định được mục tiêu học tập đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực theo chương trình GDPT mới.

- Hình ảnh minh họa rõ ràng, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng nhận thức của HS, kích thích khả năng tư duy và tích cực học tập của HS. Các bài học được thiết kế trình bày đa dạng

- Thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt, giúp GV đánh giá được mức độ thực hiện của HS. Tạo điều kiện để nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá HS

b. Hạn chế:

- Có một số nội dung chưa nêu rõ khái niệm để HS phân biệt. Ví dụ các cách bón phân, tưới nước ở bài 3 phần 4 trang 18.

- Sử dụng một số từ ngữ học sinh chưa hiểu được rõ. Ví dụ như giá thể, thủy vực.

V. Kiến nghị, đề xuất: Điều chỉnh những hạn chế đã nêu trong các bộ sách mà GV lựa chọn để dạy và học tốt hơn.

Trên đây là Báo cáo kết quả về công tác lựa chọn sách giáo khoa lớp 7 cho năm học 2022-2023 của tổ Lí – Hóa - Sinh Trường THCS........

PHÓ TỔ TRƯỞNG

Mới nhất trong tuần
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội