Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 11 kì 2

29 lượt xem

Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập các tác phẩm trọng tâm chương trình Ngữ Văn 11 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.

1. Vội vàng

  • Tác giả: Xuân Diệu (1916 - 1985) - Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới
  • Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong nhãng bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
  • Thể loại: thơ tự do
  • Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng
  • Nghệ thuật: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí; giọng điệu say mê, sôi nổi; những sự sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.

=> Xem thêm

2. Tràng giang

  • Tác giả: Huy Cận (1919 - 2005) - một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ Mới.
  • Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu cho phong cách thơ của Huy Cận. Bài thơ được ra đời năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
  • Thể thơ: thất ngôn (7 chữ)
  • Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
  • Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh mang tính cổ điển, giàu sức gợi

=> Xem thêm

3. Đây thôn Vĩ Dạ

  • Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) - Nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới.
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
  • Thể thơ: Thất ngôn (7 chữ)
  • Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
  • Nghệ thuật: Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.

=> Xem thêm

4. Chiều tối (Mộ)

  • Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
  • Hoàn cành sáng tác:
    • Tháng 8/1942, với danh nghĩa đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh hội và sự phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của thế giới.
    • Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán, ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên là Ngục trung nhật kí
    • Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ. Cảm hứng sáng tác của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu 1942.
  • Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
  • Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh
  • Nghệ thuật: Đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển và hiện đại

=> Xem thêm

5. Từ ấy

  • Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002) - Người thơ kí trung thành của cách mạng
  • Hoàn cảnh sáng tác: Thời điểm được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp. Đây cũng là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu, là dấu mốc của quãng đời trước từ ấy và sau từ ấy. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên - tập thơ đầu tay của Tố Hữu
  • Thể thơ: Thất ngôn (7 chữ)
  • Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả
  • Nội dung: Tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng.
  • Nghệ thuật: Hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu

=> Xem thêm


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội