Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau
Biện pháp tu từ
1. Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
a. Những từ ngữ in đậm trên các câu trên nhằm chỉ những sự vật nào?
b. Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
Bài làm:
1. Đọc và trả lời các câu hỏi:
a. Những từ ngữ in đậm trong các câu trên để diễn tả mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
b. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. Sử dụng những từ đặc tả đó, tác giả đã khiến cho cảnh tượng mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật sự rực rỡ, tráng lệ. Đây là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kỳ ảo nhưng lại chân thực và sống động.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:
a. Biện pháp tu từ so sánh: Tác giả so sánh mỗi viên cát bắn vào như một viên đạn, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.
b. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.
- Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt. Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì? Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Viết trang 100
- Soạn bài Những nẻo đường xứ sở
- Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ. Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì
- Chỉ rác các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng
- Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 118
- Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao? Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ
- Qua những bài ca dao và thơ làm theo thể lục bát được học trong bài, em đã nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ này. Dựa trên những hiểu biết đó, hãy làm thử một bài thơ lục bát về đề tài mà em yêu thích
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 113
- Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây