Chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp
Câu 3 (Trang 23 – SGK) Chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là...
b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là...
c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là...
d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là...
e. Nói rành mạch, cẵn kẽ, có trước có sau là nói....
Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.
(nói móc, nói mát, nói hớt, ra đầu ra đũa, nói leo)
Cho biết các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào
Bài làm:
Điều vào chỗ trống:
a.Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.
b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.
c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.
d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo
e. Nói rành mạch, cẵn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.
Xem thêm bài viết khác
- Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn song hành cùng nhau có ý nghĩa gì?
- Từ lí tưởng sống của anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản
- Sơ đồ tư duy bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ như thế nào?
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:...
- Soạn văn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Phát biểu chủ đề của truyện
- Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo)?
- Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm...