Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Nắm vững các phương châm hội thoại sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả khi giao tiếp. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết bài Các phương châm hội thoại. Mời các bạn cùng tham khảo
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (Phương châm quan hệ)
- Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức)
- Khi giao tiếp, cần tế nhịn và tôn trọng người khác (Phương châm lịch sự)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 23 – SGK) Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như:
a. Lời chào cao hơn mâm cỗ
b. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c. Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Qua những câu ca dao, tục ngữ đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì? Hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
Câu 2 (Trang 23 – SGK) Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ.
Câu 3 (Trang 23 – SGK) Chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là...
b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là...
c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là...
d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là...
e. Nói rành mạch, cẵn kẽ, có trước có sau là nói....
Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.
(nói móc, nói mát, nói hớt, ra đầu ra đũa, nói leo)
Cho biết các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào
Câu 4 (Trang 23 – SGK) Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:
a. Nhân tiện đâ xin hỏi;
b. cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói…
c. đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…
Câu 5 (Trang 24 – SGK) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giãi; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Các phương châm hội thoại (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm. Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai?
- Soạn văn bài: Kiểm tra phần tiếng việt
- Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
- Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai
- Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ
- Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những đứa trẻ
- Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam Viết đoạn văn miêu tả con trâu lớp 9
- Soạn văn bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Soạn văn bài: Làng (Kim Lân)
- Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều