Soạn văn bài: Làng (Kim Lân)

  • 1 Đánh giá

Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai, một người dân đặc biệt, nhất là những diễn biến tâm lí của ông từ lúc nghe tin làng mình theo giặc. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Kim Lân sinh năm 1920, quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác được đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chí viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
  • Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, Kim Lân có một vốn sống phong phú về nông thôn Việt Nam. Truyện của ông hầu hết chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh đề tài người nông dân.

2. Tác phẩm

  • Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
  • Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
  • Truyện khai thác tình cảm quê hương, đất nước, một tình cảm bao trùm và phổ biến trong mỗi con người Việt Nam thời kì kháng chiến. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai, một người dân đặc biệt, nhất là những diễn biến tâm lí của ông từ lúc nghe tin làng mình theo giặc.

Tóm tắt tác phẩm

Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu.
Một hôm ra phòng thông tin và rẽ vào quán nước gần đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình. Nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đy khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Truyện ngắn Làng đã xâydựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ồng lão ôm thằng con út lên lòng... cùng vợi đi được đôi phần”). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua nhừng lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần luyện tập

Câu 1: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo, mở rộng

Câu 1: Phân tích diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng (tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…)

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Từ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Làng"

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Làng" ( Kim Lân)

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Làng (Kim Lân)


  • 69 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1