Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân
Câu 3: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân
Bài làm:
- Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất ở nước ta, hình ảnh làng gợi nhắc đến cuộc sống nông thôn và những người nông dân. Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, làng ở đây cũng chính là làng chợ Dầu mà ông yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ, ý nghĩa hơn là tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kỳ ấy.
- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến. Tình yêu làng thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Xem thêm bài viết khác
- Sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng Bích Sơ đồ tư duy Văn 9
- Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu
- Soạn văn bài: Tổng kết từ vựng
- Câu thơ nào nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga? Em hiểu câu thơ ấy như thế nào?
- Phân tích những nét ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh
- Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
- Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
- Nội dung chính bài Cảnh ngày xuân
- Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du k
- Soạn văn bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Hãy phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích