Nội dung chính bài: Tập làm thơ tám chữ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Tập làm thơ tám chữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng.
- Bài thơ theo kiểu tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định),
- Có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách).
B. Nội dung chính cụ thể
1, Nhận diện thể thơ 8 chữ:
Một trong số đó là thể thơ 8 chữ hay còn gọi là thơ bát ngôn. Đây là một thể thơ tương đối đơn giản mỗi dòng thơ có 8 chữ và có từ hai dòng trở lên để ghép thành một bài thơ,về luật thơ cũng rất đơn giản không bị gò bó về quy luật quá nhiều.
Có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách).
Làm thơ tám chữ dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:
- Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.
- Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.
- Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.
- Vì bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
2. Ví dụ tập làm thơ tám chữ:
VD1:
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Bước chân nhẹ nâng tà áo trắng sương
VD2:
Đó là nơi tôi hằng yêu mến nhất
Ngôi trường xưa bé nhỏ dưới lùm cây
Bao bạn bè ở lứa tuổi thơ ngây
Cùng tôi sống những tháng ngày tươi đẹp
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích nghệ thuật nghị luận của nhà văn Mác-két trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Nội dung chính bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích
- Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng: Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
- Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác "Truyện Kiều"
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh và trả lời các câu hỏi
- Soạn văn bài: Hoàng Lê nhất thống chí
- Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau
- Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Soạn văn bài: Đoàn thuyền đánh cá
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiếc lược ngà Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chiếc lược ngà