Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?

  • 1 Đánh giá

Câu 3: (Trang 121 - SGK Ngữ văn 9) Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
(Gợi ý phân tích:

  • Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.
  • Lời nói của ông Ngư đối với chàng.
  • Cuộc sống lao động của ông Ngư.)

Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

Bài làm:

Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là hình ảnh của ông Ngư.

  • Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng:
    • Ông Ngư và cả gia đình cứu sống Vân Tiên. Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lên bờ”, sau đó thì cứu chữa hết sức tận tình chu đáo:

Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

    • Sau đó, ông Ngư chân thành mời Vân Tiên ở lại mà không ngại tốn kém, chia sẻ một cuộc sống đói nghèo hẩm hút, tương rau, nhưng đầm ấm tình người.
  • Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi: Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”.
  • Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Cuộc sống lao động của ông trong sạch, không màng danh lợi, khinh ghét thói đời đen bạc tráo trở.

Qua đó, ta thấy được hình ảnh đối lập giữa hai phe chính nghĩa và gian tà. Tác giả muốn gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường.

  • 11 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1