Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.
Bài làm:
Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Xem thêm bài viết khác
- Từ sự khiêm tốn của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
- Tình trạng của đất nước ta vào thời vua Lê chúa Trịnh Trình bày cảm nhận của em về tình trạng đất nước ta thời vua Lê chúa Trịnh
- Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ
- Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt: tuyệt, đồng
- Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh
- Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp Câu 2 trang 54 sgk Ngữ văn 9 tập 1
- Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả về con trâu ở làng quê Việt Nam Câu 2 trang 28 Ngữ văn 9
- Đoạn thơ sau trích trong bài “Tháp đổ” của Tố Hữu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ “ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa” cho phù hợp
- Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ về một nhân vật cụ thể (em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho tác phẩm này là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Theo em, như vậy có hợp lí không? Vì sao?
- Soạn văn bài: Thuật ngữ
- Tóm tắt đoạn thơ Chị em Thúy Kiều Tóm tắt đoạn trích Chị em Thúy Kiều ngắn nhất
- Khổ thơ còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước