Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng
Câu 3: Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng.
Bài làm:
Khi cuộc sống đủ đầy, ta dễ quên đi những ngày gian khó, quên đi những thứ đã vốn gắn bó trở thành tri kỉ. Ở khổ thơ thứ 5 bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy đã gặp lại cố nhân – ánh trăng gắn bó từ những năm tháng tuổi thơ nghèo khó. Khi những ánh điện của cuộc sống xa hoa nơi thành thị vụt tắt, ta mới chợt nhận ra thứ ánh sáng hiền hòa của đất trời vẫn chan hòa khắp nhân gian. Phải chăng vì sự đột ngột, bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm bật dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc: “Ngửa mặt lên nhìn mặt/ Có cái gì rưng rưng”. Điệp từ “mặt” được nhắc lại hai lần, như nhấn mạnh sự giao cảm giữa trăng và người trong một tư thế tập trung, chú ý, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp lại “cố nhân”. Có gì đó là nghẹn ngào, bồi hồi, xúc động nên khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng vĩnh cửu vẫn chờ người ngước lên ở đó, chỉ có con người đổi thay, quên đi kỉ niệm thân thương từng gắn bó. Vầng trăng đã làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên gắn bó trong quá khứ, là cánh đồng xanh thẳm, là con sông dài tắm mát tuổi thơ. Những cảm xúc của nhà thơ như nhắc nhở mỗi chúng ta, hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta truyền lại qua bao thế hệ.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)
- Sự khác biệt của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống)? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Tóm tắt truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa
- Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Soạn văn bài: Cảnh ngày xuân
- Viết một bài văn ngắn, hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
- Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
- Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: cực chẳng đã tôi phải nói...
- Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
- Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
- Soạn văn bài: Kiểm tra phần tiếng việt
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả