[CTST] Giải SBT toán 6 bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân
Giải SBT toán 6 tập 1 bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân sách "chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Bài 1. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 16 cm, BC = 12 cm, BD = 20 cm. Tính độ dài của AD, DC, AC
Lời giải
ABCD là hình chữ nhật nên AD = BC = 12 cm; DC = AB = 16 cm; AC = BD = 20 cm
Bài 2. Cho hình thoi MNPQ có PQ = 10 cm. Tính độ dài của MN, NP, MQ
Lời giải
MNPQ là hình thoi nên PQ = MN = NP = MQ = 10 cm
Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm hai đường chéo và thỏa AB = 8 cm, AD = 5 cm, OC = 3 cm. Tính độ dài của CD, BC, AC
Lời giải
ABCD là hình bình hành nên:
CD = AB = 8 cm; BC = AD = 5cm; OA = OC = 3 cm nên AC = 6 cm
Bài 4. Cho hình thang cân EGIH với cạnh đáy là EG và IH. Biết GI = 3 cm, EI = 7 cm. Hãy tính EH, GH
Lời giải
EGIH là hình thang cân nên:
EH = GI = 3 cm; GH = EI = 7 cm
Bài 5. Hãy nêu cách ghép hai tam giác đều có cùng cạnh 4 cm thành một hình thoi.
Lời giải
Hướng dẫn:
Bài 6. Hãy nêu cách ghép hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm với hai tam giác vuông có cạnh góc vuông là 3 cm và 2 cm thành một hình thang cân.
Lời giải
Làm theo hướng dẫn sau:
Bài 7. Nêu cách vẽ hình chữ nhật ABCD với AB = 6 cm, BC = 4 cm.
Lời giải
- Dùng thước thẳng vẽ đoạn AB = 6 cm
- Dùng eke và thước thẳng kẻ đường thẳng BC vuông góc với AB tại B và BC = 4 cm, sau đó kẻ đường thẳng AD vuông góc với AB tại A và AD = 4 cm
- Nối D với C ta được tứ giác ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.
Bài 8. Nêu cách vẽ hình thoi MNPQ với MN = 5 cm, đường chéo MP = 8 cm
Lời giải
- Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng MP = 8 cm
- Dùng compa vẽ đường tròn tâm M bắn kính 3 cm rồi vẽ đường tròn tâm P bán kính 3 cm. Hai đường tròn nên cắt nhau tại hai điểm N và Q
- Nối N với M, N với P, Q với P ta được tứ giác MNPQ là hình thoi cần vẽ.
Bài 9. Nêu cách vẽ hình bình hành MNPQ thỏa MN = 3 cm, NP = 5 cm, MP = 6 cm
Lời giải
- Dùng thước thẳng vẽ đoạn MN = 3 cm
- Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm M bán kính 6 cm. Vẽ một phần đường tròn tâm N bán kính 5 cm. Hai phần đường tròn trên cắt nhau tại điểm P
- Nối N với P. Từ M kẻ đường thẳng MQ song song với NP và MQ = 5 cm
- Nối P với Q ta được tứ giác MNPQ là hình bình hành cần vẽ.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 13: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài tập cuối Chương 1
- [CTST] Giải SBT toán 6 bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân
- [CTST] Giải SBT toán 6 bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
- [CTST] Giải SBT toán 6 bài 3: Biểu đồ tranh
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
- [CTST] Giải SBT toán 6 bài tập cuối Chương 3