[CTST] Giải SBT Văn 6 bài 2: Miền cổ tích (Đọc)
Giải SBT Văn 6 bài 2: Miền cổ tích (Đọc) sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
1. Hoàn thành bảng sau để so sánh đặc điểm cốt truyện truyền thuyết và cốt truyện cổ tích.
Cốt truyện truyền thuyết | Cốt truyện cổ tích | |
Điểm giống nhau | ||
Điểm khác nhau |
Trả lời:
Cốt truyện truyền thuyết | Cốt truyện cổ tích | |
Điểm giống nhau | Sử dụng những chi tiết, yếu tố hoang đường, kì ảo. | |
Điểm khác nhau | Gắn với sự kiện lịch sử, thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. | Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, nói lên mơ ước của một xã hội công bằng, tốt đẹp |
2. Đặc điểm nào sau đây là của nhân vật cổ tích?
a. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.
b. Thường thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật đững sĩ, nhân vật thông minh,...
c. Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.
d. Thường được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Trả lời:
- Chọn đáp án b
3. Nối các khái niệm ở cột A với nội dung khái niệm tương ứng ở cột B.
A (Các khái niệm) | B (Nội dung khái niệm) |
1. Đề tài | a. là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,... |
2. Chủ đề | b. là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện. |
3. Người kể chuyện | c. là vấn đề chính mà VB nêu lên qua một hiện tượng đời sống. |
4. Lời của người kể chuyện | d. là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua Vũ. |
5. Lời của nhân vật | đ. là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. |
Trả lời:
Nối các ý:
- 1- d
- 2- c
- 3- đ
- 4- a
- 5- b
4. Đọc truyện Sọ Dừa (SGK Ngữ văn 6, tập một) và tóm tắt thành một VB ngắn gọn.
Trả lời:
Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo, đi ở cho phú ông, ngoài năm mươi nhưng vẫn chưa có con. Một hôm người vợ thấy cái sọ dừa bên trong đựng đầy nước bèn bưng lên uống, sau đó mang thai và sinh ra đứa trẻ không chân, không tay, biết nói tròn như quả dừa, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Nhà phú ông có ba cô con gái, thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa nhưng chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một hôm, cô con gái út nhà phú ông mang cơm thì thấy Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô nên đem lòng yêu thương. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Ngày cưới, Sọ Dừa bước ra là một chàng trai tuấn tú. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sau đó, vợ Sọ Dừa bị hai chị hãm hại, nàng bị cá kình nuốt cô vào bụng. Nhớ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, trôi dạt vào đảo. Đến khi Sọ Dừa đỗ quan trạng trở về, Sọ Dừa đón vợ trên đảo trở về và mở tiệc mừng. Hai cô chị sau bữa tiệc nhìn thấy em út xấu hổ bỏ đi biệt xứ.
5. Trong truyện Em bé thông mình (SGK Ngữ văn 6, tập một), em vé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?
Trả lời:
Em bé đã vượt qua 4 thử thách:
- Lần 1: viên quan thử thách bằng câu hỏi “Trâu cày một ngày được mấy đường”
- Lần 2: nhà vua thử thách nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một.
- Lần 3: nhà vua thử thách nuôi từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.
- Lần 4: thử thách của sứ thần nước ngoài bằng câu đố xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.
Các thử thách ấy có ý nghĩa trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh: cậu bé đã trải qua các lần thử thách với độ khó tăng dần, yêu cầu cậu bé phải suy nghĩ để giải quyết các bài toán ngày càng học búa, điều đó cho thấy giá trị của cậu bé, nhấn mạnh được tài năng xuất chúng của cậu.
6. Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh (SGK Ngữ văn 6, tập một) là gì?
Trả lời:
Chủ đề của truyện Em bé thông minh: đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian.
7. Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, ở một nhà nọ có hai anh em sống với nhau. Cha mẹ họ mất sớm, để lại một gia sản cũng vào hạng khá trong vùng. Ít lâu sau, người anh lấy vợ.
Anh bảo em:
- Bây giờ đã đến lúc phải chia gia tài ra để cho mày học ăn học làm với người ta.
Đến ngày chia của, anh chìa ra một tờ giấy, bảo em:
- Của cải của cha mẹ để lại có ba giống: giống đực, giống cái và giống con. Mày bé bỏng nên tao nhường cho mày tất cả những đô đạc giống đực, còn giống cái và giống con thì phần tao, nghe chưa? Nếu mày bằng lòng thì kí vào đây!
Em ngây thơ tưởng là anh thương minh thật nên không nghĩ ngờ gì cả, ký ngay vào giấy. Cuộc chia của bắt đâu. Nhưng đô vật nào mà chả gọi là “cái” hay là “con”. Người anh đếm mãi:
-Cái nhà này: của tao, con trâu này: của tao, cái chum này: của tao, cái cày, cái búa này: của tao...
Suốt từ sáng đến chiều, những của chìm của nỗi chia đã sắp vợi đi mà vẫn chưa có một vật nào thuộc giông đực cả. Mãi đến lúc trời đã tôi, người em tức ninh mới chụp lấy một cây dao rựa dựng ở bờ hè mà nói răng:
- Đây là “đực rựa” thuộc về phân tôi!
Nói xong, người em vác rựa lùi lũi đi ra giữa lúc người anh cười ha hà vì thấy mưu kế của mình đã đạt.
Từ đây, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai. Vì không có nhà ở nên anh ta phải ăn nhờ ở đậu hết nhà người bà con này qua người quen khác. Có hôm phải năm đình nằm chùa, ngủ câu ngủ quán như kẻ câu bơ câu bát. Mặc dù khô như vậy nhưng anh vẫn chăm chỉ làm ăn đề khỏi phải ngứa tay ăn xin mọi người.
Một hôm, trăng non vừa mọc, anh đang ngủ say tỉnh dậy tưởng trời đã sáng, bèn vớ lấy rựa đi miết lên rừng. Đến cửa rừng mới hay là mình nhâm: trời vẫn còn khuya. Anh bèn năm duỗi chân đưới một góc cô thụ đợi sáng, nhưng bỗng dưng ngủ quên lúc nào không hay. Anh chàng không ngờ rằng nơi đây là chốn chơi đùa của một bầy khỉ. Hôm ấy chúng cũng kéo nhau đến đây, nhưng khi thấy đưới góc cây có một người lạ năm thẳng đuôn thì tưởng là một thây người; chúng bèn xúm nhau khiêng đi chôn đề lây chỗ nhảy nhót. Đang đi, anh chàng bỗng tỉnh giấc, toan la lên, nhưng thấy chuyện hay hay, nên cứ năm im xem bọn khỉ khiêng mình đi đến đâu. Hỏi lâu, anh nghe bầy khỉ dừng lại nói với nhau:
- Hà rằm hà rạc, chôn vào hồ bạc, không chôn hồ vàng!
Nhưng trong bầy khỉ có một con khỉ đột đứng đầu, bảo chủng:
- Hà rằm hà rạc, chôn vào hồ vàng, không chôn hồ bạc!
Thế là bầy khỉ lại tiếp tục khiêng anh tới một chỗ khác xa hơn. Đến nơi, chúng đặt anh xuống, rồi kéo nhau trở về góc cô thụ. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng đậy nhặt đây túi mang vẻ. Từ khi trở nên giàu có, anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.
Câu chuyện một người tiêu phu lên núi bắt được vàng từ đó lan đi khắp nơi. Người anh nghe nói nửa tin nửa ngờ. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời vẻ nhà ăn giỗ. Hắn vội vã nhận lời. Bước vào nhà em, người anh không giâu được kinh ngạc:
- Từ đạo ấy đến giờ chú mày làm thế nào mà phát tài đữ vậy?
Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khi, và từ hồ bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một minh vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới góc cô thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bây khỉ đến nhảy nhót xung quanh góc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đền lúc nghe bầy khỉ nói: “Hà râm hà rạc, chôn vào hồ bạc, không chôn hồ vàng!” thì hăn vội ngửng đâu cãi lại:
- Chôn vào hồ vàng chứ! Chôn vào hồ vàng chứ!
Bầy khỉ không ngờ cái thây người vẫn còn sống, cuống cuồng quẳng hắn xuông lôi bỏ chạy. Hăn bị lăn xuống sườn núi, đâu va vào đá, vỡ sọ chết.
(Theo Nguyễn Đồng Chỉ, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, Viện Văn học xuất bản, 1993)
a. Truyện này kể về kiểu nhân vật nào? Vì sao em xác định như vậy?
b. Truyện được kế theo ngôi thứ mấy? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó? Việc sử dụng ngôi kế đó có tác dụng gì?
c. Trong đoạn văn sau đây, đâu là lời của người kể chuyện, đâu là lời của nhân vật?
Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khi, và từ hồ bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới góc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh góc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng răng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến lúc nghe bây khỉ nói: “Hà râm hà rạc, chôn vào hồ bạc, không chôn hồ vàng!” thì hắn vội ngửng đâu cãi lại:
- Chôn vào hồ vàng chứ! Chôn vào hồ vàng chứ!
d. Liệt kê vào bảng sau những hành động của người em và người anh ở từng sự việc:
Sự việc | Người em | Người anh |
Phân chia tài sản | ||
Lên rừng và gặp bầy khỉ |
Qua hành động trên, em hiểu được gì về phẩm chất của nhân vật người em và người anh?
đ. Liệt kê các yếu tô kì ảo trong truyện. Các yếu tố này có vai trò gì đối với số phận của nhân vật người em?
e. Sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự xảy ra trong truyện bằng cách điền các chữ số vào sơ đồ:
(1) Người anh lấy tất cả tài sản. Người em chỉ có cái rựa.
(2) Một hôm, người em lên rừng gặp bầy khỉ và trở nên giàu có.
(3) Xưa, ở gia đình nọ, cha mẹ mắt sớm để lại một gia sản khá lớn cho hai anh em.
(4) Người em không có nhà cửa, ruộng vườn nhưng rất chăm chỉ làm ăn.
(5) Người anh nghe kể sự tình, lập tức bắt chước người em lên rừng tìm gặp bầy khỉ và bị quẳng xuống vực sâu.
(6) Ít lâu sau, người anh lấy vợ. Cuộc phân chia tài sản diễn ra.
g. Dựa vào sơ đồ trên, em hãy kể tóm tắt câu chuyện.
h. Theo em, chủ đề của truyện này là gì?
i. Em thích nhất chi tiết nào trong truyện này? Vì sao?
k. Em có suy nghĩ gì về kết thúc của câu chuyện?
Trả lời:
a. Truyện kể về kiểu nhân vật dũng sĩ, thật thà. Bởi vì người em luôn luôn chăm chỉ làm ăn, mặc dù bị người anh lừa gạt nhưng người em vẫn không vì điều đó mà nản chí không lo làm ăn.
b. Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Dựa vào những từ ngữ như: người em, người anh, hắn,...
Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.
c.
- Lời kể của người kể chuyện:
Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khi, và từ hồ bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới góc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh góc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng răng đó là một cái thây người chết.
- Lời của nhân vật:
“Hà râm hà rạc, chôn vào hồ bạc, không chôn hồ vàng!"
- Chôn vào hồ vàng chứ! Chôn vào hồ vàng chứ!
d.
Sự việc | Người em | Người anh |
Phân chia tài sản | Ngây thơ tưởng người anh thương mình thật nên không nghi ngờ gì cả, kí ngay vào giấy. | Chìa tờ giấy, bảo người em chia theo cách của người anh (Của cải của cha mẹ để lại có ba giống: giống đực, giống cái và giống con. Mày bé bỏng nên tao nhường cho mày tất cả những đô đạc giống đực, còn giống cái và giống con thì phần tao) Kêu người em kí vào giấy phân chia tài sản |
Lên rừng và gặp bầy khỉ | Đang đi, anh chàng bỗng tỉnh giấc, toan la lên, nhưng thấy chuyện hay hay, nên cứ năm im xem bọn khỉ khiêng mình đi đến đâu. Khi bầy khỉ nói “Hà râm hà rạc, chôn vào hồ bạc, không chôn hồ vàng!” anh không phản ứng gì. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng đậy nhặt đây túi mang vẻ. Vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khỉ | Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm đưới góc cổ thụ. Đến lúc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hồ bạc, không chôn hồ vàng!” thì hắn vội ngửng đâu cãi lại: "Chôn vào hồ vàng chứ! Chôn vào hồ vàng chứ!" |
đ. Các yếu tố kì ảo trong truyện:
Bầy khỉ biết nói chuyện, khiêng người em đến hố vàng, hố bạc
=> Vai trò: giúp người em đổi đời, thể hiện triết lí "ở hiền gặp lành", dẫn đến kết thúc truyện có hậu.
e. Sắp xếp các sự việc:
(3) - (6) - (1) - (4) - (2) - (5)
g. Kể tóm tắt câu chuyện:
Xưa, ở gia đình nọ, cha mẹ mất sớm để lại một gia sản khá lớn cho hai anh em. Ít lâu sau, người anh lấy vợ. Cuộc phân chia tài sản diễn ra.Người anh lấy tất cả tài sản. Người em chỉ có cái rựa. Người em không có nhà cửa, ruộng vườn nhưng rất chăm chỉ làm ăn.Một hôm, người em lên rừng gặp bầy khỉ và trở nên giàu có.Người anh nghe kể sự tình, lập tức bắt chước người em lên rừng tìm gặp bầy khỉ và bị quẳng xuống vực sâu.
h. Chủ đề của truyện: ở hiền gặp lành, qua đó tác giả dân gian muốn bày tỏ mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, những con người thiện lương nhưng bất hạnh cuối cùng cũng được sống hạnh phúc.
i. Em thích nhất chi tiết người anh bị quẳng xuống vực sâu. Vì chi tiết ấy cho thấy được triết lí cái thiện chiến thắng cái ác, những người làm việc ác cuối cùng cũng bị trừng trị.
k. Kết thúc câu chuyện: một kết thúc có hậu cho người em và một kết cục thảm cho người anh, bị trừng trị quăng xuống vực sâu.
=> Đây là một kết thúc thường thấy trong truyện cổ tích, thể hiện mơ ước của người xem đó chính là về một xã hội công bằng, hạnh phúc, cái thiện chiến thắng cái ác.
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (Viết ngắn)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Điểm tựa tinh thần (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Đọc)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Viết ngắn)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 4: Những trải nghiệm trong đời (Đọc)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 2: Miền cổ tích (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình (Tiếng Việt)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn (Viết)
- [CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 7: Gia đình yêu thương (Nói và nghe)
- [CTST] Giải SBT Văn 6 bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (Viết ngắn)