[CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Đọc)
Giải SBT Văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Đọc) sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
1. Văn nghị luận là gì?
Trả lời:
Văn nghị luận là loại VB có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
2. Trình bày các yếu tố cơ bản của văn nghị luận.
Trả lời:
Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận:
- Ý kiến: thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
- Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.
- Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế,...
3. Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM CÓ NÊN ĐỐI THOẠI BÌNH ĐẲNG?
Do khoảng cách thể hệ, người lớn và trẻ em thường có nhiều khác biệt trong trải nghiệm và suy nghĩ về các vân đề trong cuộc sống. Liệu người lớn và trẻ em có nên đối thoại bình đẳng với nhau hay không? Hãy đọc các ý kiến sau:
Ý kiến 1: | Ý kiến 2: |
Ông bà ta có câu “Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư;“Không thầy đố mày làm nên”. Quả thật vậy, người lớn và trẻ em không nên đối thoại bình đẳng mà trẻ em cần phải biết nghe lời người lớn. Trẻ em cần phải nghe lời người lớn vì người lớn có nhiều kinh nghiệm hơn. Do vậy, người lớn sẽ có những lời khuyên, những bài học bổ ích để giúp cho trẻ em có được hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, người lớn do từng trải nên cũng có tỉnh thần trách nhiệm cao hơn, trẻ em cần nghe theo người lớn để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tôi còn nhớ câu chuyện về mẹ của thầy Mạnh Tử. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học. Khi thầy trở về, mẹ thầy Mạnh Tử không nói gì, lấy kéo cắt mảnh vải bà đang dệt ra làm đôi. Hành động ấy của mẹ làm thầy Mạnh Tử hết sức ngỡ ngàng. Người mẹ nói: “Việc nghỉ học của con cũng giống như việc mẹ cắt đứt mảnh vải này. Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức. Có tri thức, thì lúc nhàn nhã sẽ được an tĩnh bình hoà, lúc hành động thì có thể rời xa tai họa. Con hôm nay trốn học, khó tránh khỏi việc ngày sau chỉ làm một chút việc nhỏ cũng bỏ dở giữa chừng, tương lai càng khó mà rời xa được tai họa” Nếu không nhờ nghe theo người mẹ ấy, liệu có thể có một thầy Mạnh Tử tiếng tăm lừng lẫy sau này? Do vậy, không thể có chuyện người lớn và trẻ em đối thoại bình đẳng, mà người lớn phải đóng vai trò định hướng, chỉ dạy, còntrẻ em phải lắng nghe và vâng lời. | Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò sẽ tốt hơn rất nhiều nếu người lớn và trẻ em có được những cuộc đối thoại bình đẳng. Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng. Có khi, những quan điểm của trẻ em về thế giới lại mang đến những thay đổi tích cực. Năm 11 tuổi, cô bé Ma-la-la Diu-sa-phơ-dai đã lên tiếng chống lại chế độ Ta-li-ban và bày tỏ quan điểm về việc xúc tiến giáo dục cho nữ giới tại Pa-ki-xtan. Tiếng nói của Ma-la-la đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương cô. Ma-la-la là người trẻ tuổi nhất từng nhận được giải Nô-ben hoà bình, vào năm 2014. Bạn thấy đấy, đâu phải cứ là tiếng nói của trẻ em thì sẽ ngây thơ, nông nổi và không có giá trị? Thứ hai, người lớn cũng có khi mắc sai lầm, và họ cũng cần lắng nghe trẻ em để khắc phục lỗi sai của mình. Grét-ta Thân-bớt đã trở thành nhà hoạt động môi trường với những chiến dịch được quốc tế công nhận khi cô 15 tuổi. Trong bài diễn thuyết tại Hội nghị thượng đỉnh hành động vì môi trường của Liên hiệp quốc tại Niu Oóc, Grét-ta đã mạnh mẽ phê phán lãnh đạo các nước trên thế giới vì đã không có những hành động thiết thực và quyết liệt hơn để giảm thiểu khí thải: “Mọi người đang phải chịu đựng, đang chết dẫn. Toàn bộ hệ sinh thái đang sụp đổ. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của sự tuyệt chủng hàng loạt. Nhưng tất cả những gì các vị nói là về tiền và những câu chuyện cổ tích về phát triển kinh tế. Sao các ngài lại dám làm như vậy?”. Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, sự sống của toàn cầu đang bị đe doạ, liệu những người lớn có giật mình thức tỉnh vì thông điệp của cô bé Grét-ta Thân-bớt? Nhiều người cho rằng nếu trẻ em đối thoại bình đẳng với người lớn thì sẽ là vô lễ. Điều đó không đúng. Những đối thoại bình đẳng, cởi mở dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, trái lại, là một cơ hội tốt để người lớn và trẻ em thấu hiểu nhau hơn, để cả hai bên lắng nghe, tìm thấy tiếng nói chung và hoàn thiện bản thân. |
a. Mỗi ý kiến trên là một VB riêng biệt. Em hãy cho biết trong hai VB trên, các tác giả bàn về vấn đề gì?
b. Tác giả của hai VB đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào để bảo vệ cho quan điểm của mình?
c. Dựa vào những ý kiến trao đổi ở trên, em hiểu thế nào là “đối thoại bình đẳng”?
d. Mỗi ý kiến đưa ra đều có điểm hợp lí và điểm chưa hợp lí. Chỉ ra những điểm hợp lí và chưa hợp lí ấy dựa vào bảng sau:
Ý kiến | Điểm hợp lí | Điểm chưa hợp lí |
Ý kiến 1: Trẻ em và người lớn không nên đối thoại bình đẳng với nhau. | ||
Ý kiến 2: Trẻ em và người lớn cần đối thoại bình đẳng với nhau. |
Trả lời:
a. Trong hai VB trên, các tác giả bàn về vấn đề: việc đôi thoại bình đẳng giữa người lớn và trẻ em.
- Ý kiến 1 đưa ra quan điểm: người lớn và trẻ em không nên đối thoại bình đẳng với nhau.
- Ý kiến 2 đưa ra quan điểm: việc đối thoại bình đẳng giữa người lớn và trẻ em là rất cần thiết.
b. Các lí lẽ và bằng chứng được đưa ra:
- Ý kiến 1: người lớn và trẻ em không nên đối thoại bình đẳng với nhau.
- Lí lẽ 1.1: Trẻ em cần phải nghe lời người lớn bởi vì người lớn có nhiều trải nghiệm hơn.
- Lí lẽ 1.2: Người lớn đủ khôn ngoan để giúp trẻ em không lắm đường, lạc lối.
=> Bằng chứng: mẹ thầy Mạnh Tử dạy con.
- Ý kiến 2: việc đối thoại bình đẳng giữa người lớn và trẻ em là rất cần thiết.
- Lí lẽ 2.1: Trẻ em có những quan điểm riêng đáng được tôn trọng.
=> Bằng chứng: Những đóng góp của Ma-la-la Diu-sa-phơ-dai cho cộng đồng của cô ở quê hương.
- Lí lẽ 2.2: Người lớn cần lắng nghe trẻ em để nhận ra những lỗi sai của mình.
=> Bằng chứng: Những ý kiến của Grét-ta Thân-bớt về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người lớn.
c. “Đối thoại bình đẳng” trong VB chính là việc các ý kiến khác nhau được đưa ra xem xét một cách công bằng, không bị áp đặt. Dù là trẻ con hay người lớn thì đều có quyền nêu lên ý kiến của mình và các ý kiến ây đều cần được tôn trọng và xem xét một cách công tâm. Tuy vậy, “Đối thoại bình đẳng” vẫn phải đảm bảo văn hoá giao tiếp, thể hiện sự lịch sự, tôn trọng đối phương.
d. Hai ý kiến trên VB đều có điểm hợp lí và chưa hợp lí.
Ý kiến | Điểm hợp lí | Điểm chưa hợp lí |
Ý kiến 1: Trẻ em và người lớn không nên đối thoại bình đẳng với nhau. | Chỉ ra được trong nhiêu trường hợp, trẻ em không đủ năng lực để quyết định và chịu trách nhiệm, nên phải nghe lời người lớn. | Cho rằng “người lớn và trẻ em không nên có sự đối thoại bình đẳng”, thì ý kiến này đã phủ định tuyệt đối việc đối thoại bình đẳng, mà trong thực tế cuộc sống, nêu không có đối thoại binh đẳng thì không thể có sự thấu hiểu, và sẽ càng làm cho môi quan hệ giữa người lớn và trẻ em thêm xa cách. |
Ý kiến 2: Trẻ em và người lớn cần đối thoại bình đẳng với nhau. | Cho thấy trẻ em trong nhiều trường hợp cũng có những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn, đáng để người lớn suy ngẫm. | Không nhìn ra được những mặt hạn chế trong năng lực nhận thức của trẻ em, cũng như vai trò dẫn dắt của người lớn trong các cuộc đối thoại. |
=> Ta có thể thầy rằng, điểm bất hợp lí của ý kiến này lại chính là điểm hợp lí của ý kiến kia: Trong cuộc sống, trước một vấn đề đang có nhiêu sự tranh cãi, có nhiều quan điểm trái chiêu, ta nên nhìn nhận vấn đề từ nhiều quan điểm, nhiều góc nhìn để chọn cho mình 1 góc nhìn hợp lí nhất.
4. Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
VỀ HAI CÁCH HIỂU BÀI CA DAO RA ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ
Ra đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà được lưu hành khá rộng rãi và thống nhất trong nhân dân cũng như trong các tập sách sưu tầm, tuyển chọn ca dao. Cả bài vẻn vẹn có bốn câu, lời lẽ rất giản dị, dễ hiểu, tưởng chừng ai cũng hiểu như nhau, chẳng có chuyện gì phải bàn cãi, phân tích nữa. Thế nhưng thực tế đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt, cả hai cách đều có cơ sở và lí do để tồn tại. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi “nhớ quê nhà” và coi chú để chính của bài ca đao là tình cảm quê hương đất nước. Cách hiểu thứ hai, nhấn mạnh vào nỗi “nhớ ai” ở hai câu cuối và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình yêu đôi lứa.
Ở cách hiểu thứ nhất, tình yêu quê hương của chàng trai gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương. Mỗi con người, mỗi nhà thơ đều có cách định nghĩa riêng về quê hương của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả. Quê hương của Tế Hanh in sâu trong tâm trí nhà thơ với “con sông xanh biếc”, “nước gương trong sơi tóc những hàng tre”. Quê hương của Giang Nam có hoa, “có bướm”, “có những ngày trốn học bị đòn roi”,... Còn quê hương của chàng trai trong bài ca dao này là “canh rau muông”, “cà đầm tương”, là những con người “dãi năng dâu sương”, “tát nước bên đường”... thật là tự nhiên và hợp tình hợp lí.
Ở cách hiểu thứ hai, nỗi nhớ quê nhà của anh gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Qua đó, chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái ở đây đã chú ý đến nhau nhưng chưa một lần thổ lộ, tình yêu của họ đang ở buổi ban đầu, e ấp, khó nói. Giờ đây, khi sắp sửa xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái đề giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa đến gân, từ chung đến riêng, từ mơ hồ đến xác định và cách xưng hô “anh - ai” chứng tỏ rằng chàng trai rất e dè, thận trọng, dường như vừa nói vừa thăm dò sự phân ứng của cô gái. Nhằm mục đích bày tỏ tình yêu, nhưng suốt cả bài ca dao chàng trai ở đây (cũng giống như các chàng trai trong nhiều bài ca dao tỏ tình khác) đã né tranh không đụng chạm đến từ “yêu”, “thương” nào cả. Tât cả sự yêu thương đều dồn vào một từ “nhớ” được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc khác nhau và càng về sau càng cụ thể, tha thiết. Nếu coi bài ca dao là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điều đặc biệt đáng chú ý nữa là, chàng trai chưa đi xa mà đã nhớ!
Mỗi cách hiểu đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí và chỗ hay riêng của nó. Nhưng nhìn chung thì cách hiểu thứ hai hay hơn và độc đáo hơn cách hiểu thứ nhất.
(Theo Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca đao, NXB Giáo dục, 1999)
a. Tác giả đã đưa ra ý kiến gì về hai cách hiểu bài ca dao? Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng tác giả đưa ra để củng cố cho hai ý kiến dựa vào sơ đồ sau:
b. Em hãy tóm tắt nội dung của VB trên trong một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ).
c. Ở đoạn hai, việc tác giả nêu những ấn tượng về quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam có ý nghĩa gì?
d. Trong hai cách hiểu mà tác giả đưa ra, em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
Trả lời:
a.
Ý kiến | Lí lẽ | Bằng chứng |
Ý kiến 1: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê hương. | Tình yêu quê hương của chàng trai gắn liền với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương. | Chàng trai định nghĩa quê hương qua các hình ảnh “canh rau muống; “cà dầm tương? những con người “dãi nắng dầu sương, tát nước bên đường. |
Ý kiến 2: Bài ca dao thể hiện tình yêu đôi lứa. | Tình yêu chưa một lần thổ lộ; tình yêu đang ở buổi ban đầu e ấp, khó nói. | - Cách diễn đạt mơ hồ và cách xưng hô “anh - ai” như một cách bày tỏ kín đáo tình cảm, là một cách thăm dò cô gái. - Tất cả yêu thương dồn vào từ “nhớ” được nói đi nói lại đến năm lần. |
b. Tóm tắt nội dung VB:
Văn bản trên nói về hai cách hiểu bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà. Ở ý kiến 1, bài ca dao được hiểu theo cách tác giả thể hiện nỗi nhớ quê hương. Tình yêu quê hương của chàng trai gắn liền với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương. Chàng trai định nghĩa quê hương qua các hình ảnh “canh rau muống; “cà dầm tương? những con người “dãi nắng dầu sương, tát nước bên đường. Còn ở ý kiến 2, bài ca dao được hiểu theo cách tác giả thể hiện tình yêu đôi lứa. Đó là tình yêu chưa một lần thổ lộ; tình yêu đang ở buổi ban đầu e ấp, khó nói. Được hiểu qua cách diễn đạt mơ hồ và cách xưng hô “anh - ai” như một cách bày tỏ kín đáo tình cảm, là một cách thăm dò cô gái, tcả yêu thương dồn vào từ “nhớ” được nói đi nói lại đến năm lần.
c. Việc tác giả nêu những ấn tượng về quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam nhằm khẳng định mỗi nhà thơ đều có những cách khác nhau định nghĩa về tình yêu quê hương của mình, từ đó nhấn mạnh vào nét riêng biệt, độc đáo của bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà khi viết về quê hương, tình yêu quê hương đối với chàng trai thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, bình dị của quê nhà, với những người lao động chất phác, chăm chỉ.
d. Trong hai cách hiểu mà tác giả đưa ra, em thích cách hiểu thứ nhất hơn. Bởi tình yêu quê hương của chàng trai gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương. Thế nhưng, cái trong tình yêu quê hương bình dị đó cũng có hình bóng của người con gái ở quê nhà chờ anh, những hình ảnh quê hương được giải thích ở ý kiến 1 thật là tự nhiên và hợp tình hợp lí.