[CTST] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Nói và nghe)
Giải SBT Văn 6 bài 8: Những góc nhìn cuộc sống (Nói và nghe) sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
1. Khi trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đê) trong đời sống, việc tóm tắt các ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ có tác dụng gì?
Trả lời:
Khi trình bày ý kiến về một hiện tượng, vẫn đề trong đời sông, việc tóm tắt các ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ có tác dụng:
- Giúp cho người nới chủ động, nắm vững các nội dung trình bày.
- Giúp cho người nghe để dàng theo dõi mạch lập luận của bài nói.
2. Trong khi trình bày ý kiến trước tập thể, em cần chú ý điều gì?
Trả lời:
Trong khi trình bày ý kiến trước tập thể, em cần chú ý:
- Dựa vào tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước.
- Trnh bày từ khái quát đến cụ thể: tóm tắt hệ thống ý của bài nói trước, sau đó đi vào cụ thể từng phần.
- Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.
- Chú ý tương tác với khán giả bằng cách đến gần khán giả, giao tiếp bằng mắt.
3. Khi trao đổi với phản hồi của người nghe về bài nói của mình, em cần chú ý điều gì?
Trả lời:
Khi trao đổi với phản hồi của người nghe về bài nói của mình, em cần chú ý:
- Có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến của khán giả.
- Lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện mà em cho là quan trọng để phản hồi trong khuôn khổ thời gian cho phép.
- Sau buổi trình bày, có thể tiếp tục trao đổi với khán giả những ý kiến chưa được làm rõ (có thể thông qua một số phương tiện như thư điện tử, tin nhắn, mạng xã hội,... ).
4. Chuẩn bị bài nói theo đề bài sau:
Trong tiết sinh hoạt đầu tuần, lớp em sẽ tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề: Có nên chơi game online hay không? Em hãy chuẩn bị bài nói để trình bày ý kiến của mình trước lớp.
Trả lời:
Để hoàn thiện bài nói này cần thực hiện qua 4 bước:
Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói
- Đề tài ở đây là game online.
- Thời gian nói là trong tiết sinh hoạt đầu tuần.
- Không gian nói là trong lớp học.
- Bài nói sẽ được trình bày trước giáo viên và các bạn củng lớp.
Bước 2: Tìm ý và lập đàn ý
Tìm ý:
- Viết ra câu trả lời cho câu hỏi: Có nên chơi game online hay không?
- Viết ra những lí lẽ, bằng chứng củng cố cho ý kiến của em.
- Em có thể tìm hiểu các thông tin về game onlie thông qua sách vở, các trang web uy tín.
Lập dàn ý
- Sắp xếp các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.
- Tìm hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu để tăng tính sinh động cho phần trình bày.
- Dự kiến những câu hỏi, ý kiến phản biện của người nghe và có phương án trả lời. Em có thể đựa vào những tư liệu mình tìm được về game online để chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Luyện tập
Em có thể luyện nói trước gương hoặc luyện nói với các bạn trong nhóm. Khi luyện tập em cần chú ý lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói, dự kiến phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn.
Trình bày
Bài nói sẽ được trình bày vào tiết sinh hoạt đầu tuần, trong không gian lớp học, với đối tượng người nghe là thầy cô, các bạn cùng lớp, nên em có thể chọn cách trình bày gần gũi, tự nhiên. Khi trình bày em nên chú ý đến việc tương tác với người nghe.
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
Em trao đổi với các ý kiến của các bạn về bài nói của mình. Khi trao đổi cần có thái độ cầu thị, lắng nghe.
Bài tham khảo
Giải trí vốn là nhu cầu bức thiết của tất cả mọi người đặc biệt là trong thời buổi hiện tại, khi điều kiện sống đã được nâng cao và cải thiện rất nhiều so với những giai đoạn trước đây. Ngày nay, con người ngoài các nhu cầu vật chất thì họ ngày càng quan tâm đến việc cải thiện đời sống tinh thần bằng cách loại hình giải trí đa dạng ví như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, các câu lạc bộ hội nhóm, du lịch, ẩm thực,. Trong đó loại hình game giải trí là một trong những loại hình được giới trẻ ưa chuộng, bởi sự phát triển rầm rộ và mức độ tiện lợi, ít tốn kém của chúng. Cùng tìm hiểu các mà game mang lại cũng như các hệ lụy không lường trước được của chơi game online.
Trước tiên, ta tìm hiểu rõ thế nào là game online? Online Game hay trò trò chơi trực tuyến là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ thống máy chủ (server) của trò chơi trong thời gian thực. Trò chơi điện tử (game) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú. Đó là trò tiêu khiển không chỉ đối với trẻ con mà đối với những người lớn tuổi.
Như vậy việc chơi game có xấu không? Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao. Ban đầu, game được lập trình ra với một mục đích tốt đẹp đó là tạo ra một công cụ giải trí có tính đột phá và sáng tạo cho con người, giúp giải phóng con người khỏi những áp lực trong cuộc sống. Chơi game còn giúp con người được vận động đầu óc một cách thoải mái, được giao tiếp, trò chuyện và kết nối với nhau qua môi trường mạng trực tuyến. Thậm chí ngày nay chơi game còn được công nhận là một môn thể thao điện từ viết tắt là E-Sports, với các giải đấu lớn nhỏ được tổ chức ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, thu hút một lượng lớn các đội tham gia thi đấu với tư cách tuyển thủ chuyên nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay vì quá ham điện tử mà xao nhãng việc học tập, làm việc gây nên nhiều hậu quả tai hại chơi. Đối với những người không biết vận dụng game online vào nhu cầu giải trí của bản thân mà xem game như một chất gây nghiện nó sẽ để lại những hậu quả khó lường. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tinh thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào Game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về Game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Việc chơi game quá nhiều còn đem đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở các bạn học sinh đang tuổi ăn tuổi lớn. Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay đã tăng đến mức báo động, cùng với sự suy thoái về nền tảng đạo đức xã hội, nghiện game online đang đẩy học sinh vào các vấn nạn xã hội nguy hiểm khôn lường. Nguyên nhân chủ yếu của việc các bạn trẻ nghiện game đó là sự thiếu hiểu biết và không biết kiểm soát bản thân trong các hoạt động giải trí và đồng thời bên cạnh đó chính là sự thiếu quan tâm của phụ huynh.
Tóm lại, chơi game chưa bao giờ là việc gì xấu xa. Game online cũng có mặt tốt và xấu của nó quan trọng là chúng ta nhìn ra được nhận thức được. Mỗi một cá nhân phải tự ý thức được mức độ giải trí, không nên quá đắm chìm vào việc chơi game mà bỏ bê việc học hành, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến gia đình và nhà trường phải lo lắng, thất vọng. “Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúng ta”.