Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2 phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường Đề thi cuối kì 2 lớp 6

Giới thiệu Tải về
  • 16 Đánh giá

Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2 huyện Xuân Trường

Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2 phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Ngoài ra việc tham khảo tài liệu còn giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập. Mời các em cùng tham khảo

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG

TRƯỜNG THCS ĐẶNG XUÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

KHU MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút

Phần I. Đọc hiểu: (5 điểm)

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Quà tặng cuộc sống – Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương)

I.1. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A.Tự sự             B. Miêu tả               C. Biểu cảm                  D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Thứ nhất         B. Thứ ba              C. Thứ hai                    D. Cả A và B

Câu 3. Câu văn “Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo’’có bao nhiêu từ láy?

A.Một từ              B. Hai từ                C. Ba từ                    D. Bốn từ

Câu 4. Trong câu "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh" có mấy cụm danh từ?

A. Một cụm        B. Hai cụm               C.Ba cụm                D. Bốn cụm

Câu 5. Trạng ngữ trong câu “Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời’’ có chức năng gì?

A. Chỉ thời gian                 B. Chỉ mục đích

C. Chỉ nguyên nhân          D.Liên kết với câu trước

Câu 6. Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc là gì?

A. Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn.

B. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

C. Tình yêu thương mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.

D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 7. Trong câu: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh." dấu ngoặc kép dùng để làm gì?

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

C. Đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

D. Dấu ngoặc kép dùng phía cuối câu hỏi.

Câu 8. Trong câu: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...." Từ tay là:

A.Từ đồng âm             B. Từ đa nghĩa              C.Từ đơn nghĩa            D.Từ trái nghĩa

I.2. Trả lời câu hỏi: (3 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?

Câu 2: (0.5 điểm) Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?

Câu 3: (1.0 điểm) Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4: (1.0 điểm) Nếu em gặp một bạn như Douglas em sẽ nói gì với bạn ấy?

II. Viết (5,0 điểm) Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

III. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM

Đọc hiểu

I.1. Trắc nghiệm. Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm, sai không có điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

A

D

A

D

B

C

I.2. Trả lời câu hỏi :

Câu 1. Cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề: vẽ điều gì làm em thích nhất trong đời.

- 0,5 điểm: Trả lời đúng và đầy đủ theo hướng trên.

- 0,25 điểm: Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, trả lời chung chung, chưa rõ ý.

- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. (0,5 điểm)

- Bởi vì cô nghĩ: chắc học sinh sẽ vẽ những món quà những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh .Thế nhưng bức tranh của bạn Douglas lại vẽ 1 bàn tay.

- 0,5 điểm: Trả lời đúng và đầy đủ theo hướng trên.

- 0,25 điểm: Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, trả lời chung chung, chưa rõ ý.

- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3.(1,0 điểm)

- Douglas vẽ bàn tay cô giáo(0,25 điểm)

- Điều đó cho thấy bàn tay cô giáo chính là biểu tượng mà em thích nhất(0,75 điểm)

Câu 4. (1,0 điểm): Câu hỏi mở tùy thuộc vào ý hs ,trả lời sao cho phù hợp với nhân vật của câu chuyện. Ví dụ như:

- Em có thể nói với bạn: Chính tình yêu thương của cô giáo đã sưởi ấm trái tim bạn.

- Bạn đã cho mình hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương.

- Chúng ta hãy cùng nhau vun đắp lòng nhân ái, tình yêu thương bạn nhé!

II: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Yêu cầu về nội dung

Điểm

a) Yêu cầu chung

- Đảm bảo yêu cầu một bài văn nghị luận văn học: có kết cấu 3 phần, có lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay.

- Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc các lỗi diễn chính tả, lỗi về việc dùng từ,…

0,5 đ

1) Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện”...

0,5 đ

2) Thân bài

Giải thích: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính....Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn đến nghiện

Biểu hiện: Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ..., bỏ bê học hành, công việc...

Nguyên nhân: Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội.

Chủ quan: Do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân,...

Tác hại:

+ Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém

+Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bênh về mắt: Cận thị, loạn thị...cơ thể suy nhược, gầy yếu...

+Tinh thần: Bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực...

+Ảnh hưởng đến đaọ đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người...sa vào các tệ nạn xã hội...

Bài học: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng...

Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện...Tập trung cố gắng nỗ lực học tập...

4,0 đ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẶNG XUÂN KHU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

Năm học: 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN 6

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

a.Đọc và chọn câu trả lời đúng nhất

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

(Nguồn internet)

Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:

A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người

B. Nơi sinh sống của con người

C. Nơi sinh sống của các loài vật.

D. Nơi sinh sống của con người và muôn loài.

Câu 3: Trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân, trạng ngữ “đầu tiên” được dùng với chức năng gì?

A. Chỉ thời gian

B. Chỉ nguyên nhân

C. Chỉ mục đích

D. Chỉ địa điểm

Câu 4: Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn nữ châu Âu?

A. khẩu hiệu

B. nylon

C. tấm biển

D. đại dương

Câu 5 : Cụm từ “vứt ngay tại chỗ” là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ         B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ           D. Cụm chủ vị

Câu 6: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm

A. 5%           B. 6%          C. 7%               D. 8%

Câu 7: Theo tác giả: Nhiều người cho rằng những việc mình làm là

A. rất quan trọng             B. bình thường

C. nhỏ bé                        D.quá nhỏ bé, không đủ làm hại môi trường

Câu 8: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. ý thức kém của con người

B.xác động vật phân huỷ

C.lượng dư thừa thuốc trừ sâu

D.tai nạn tàu thuyền làm loang dầu

Trả lời các câu hỏi sau.

Câu 1: Chủ đề của văn bản trên là gì? Tìm những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên? (1,5 điểm)

Câu 2: Nêu thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng ta.? (1,5 điểm)

Phần II: Viết (5 điểm).

Câu 1: Hãy viết đoạn văn 6-7 câu nêu những việc chúng ta cần làm mỗi ngày để bảo vệ môi trường nước nơi em đang sống.( 1,5 điểm)

Câu 2: Hãy giới thiệu về một lễ hội ở quê hương em.( 3,5 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM.

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (5 điểm)

Trắc nghiệm: 2,0 điểm. Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

A

B

B

C

D

A

Trả lời câu hỏi

Câu

Yêu cầu cần đạt

điểm

Câu 1

Ý 1: Chủ đề của văn bản

Nêu đúng chủ đề văn bản:

- Thực trạng thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam

0,5

Nêu chủ đề nhưng chưa thật sát, còn chung chung

0,25

Nêu sai hoặc không nêu

0,0

Ý 2: Nêu thông điệp

-Hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường không đúng nơi quy định

0,5

-Sau khi ăn xong thay vào vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ vứt ngay tại chỗ.

0,5

Đáp án không đúng hoặc chép cả đoạn văn thì không cho điểm

0,0

Câu 2

-Nêu đúng thông điệp mà văn bản muốn gửi:

Hãy có ý thức trong việc xả rác, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

-Nêu thông điệp không đầy đủ, chưa rõ ràng

- Nêu sai thông điệp

1,5

0,7

PHẦN II: PHẦN VIẾT ( 5 điểm).

Câu 1: (1,5 điểm)

Học sinh sẽ trình bày thành đoạn văn, hướng về những việc làm cụ thể thiết thực: bỏ rác đúng quy định, hạn chế sử dụng túi nylon, xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường,phân loại rác…

Câu 2:Tiêu chí 1: cấu trúc bài văn (0,5 điểm)

Điểm

Mô tả tiêu chí

Ghi chú

0,5

Đầy đủ 3 phẩn: Mở bài-thân bài-kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí, nêu được đối tượng thuyết minh.

Phần Thân bài biết tổ chức phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn trình bày một ý làm rõ đặc điểm của lễ hội.

Kết bài nêu cảm xúc.

Mở bài: giới thiệu về quê hương, sơ lược về lễ hội

Thân bài:

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội.

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội.
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

Kết bài

-Cảm nghĩ về lễ hội.

0,25

Bài văn đủ 3 phần nhưng chưa được đầy đủ như trên. Thân bài viết liền một đoạn.

0

Cấu trúc chưa rõ, có thể thiếu mở bài hoặc kết bài.

* Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

I. Yêu cầu về kỹ năng:

- Đảm bảo được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

- Phần thân bài khi triển khai các ý, mỗi ý phải trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

2. Yêu cầu về nội dung:

- Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

2. Thân bài: Lần lượt đưa ra ý kiến bàn luận:

+ Nêu ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 2 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)

Lưu ý: Đây là dạng đề mở nên học sinh có thể lựa chọn một trong các hiện tượng đời sống mà hs muốn trình bày

- Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. - Thái độ đối với người khuyết tật. - Đáng giá khả năng của bản thân.

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Noi gương những người thành công.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

Năm học 2021 – 2022

Môn Ngữ văn 6

Phần I. Đọc- hiểu văn bản (5,0 điểm)

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát ly hẳn nghe anh!

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

A. Rải truyền đơn                B.Đi chợ

C.Đi liên lạc                         D. Mua vũ khí

2: Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

A. Được                B. Mừng               C. Lo                 D. Không

3:Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

C. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

D. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

D. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

5: Vì sao chị Út muốn được thoát li?

A. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị muốn rải truyền đơn, kết hợp đi bán cá để phụ giúp gia đình.

C. Vì chị muốn rời khỏi gia đình, không muốn sống cùng bố mẹ nữa.

D. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

6: Câu: “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán

B. Câu cầu khiến

C. Câu hỏi

D. Câu kể

7: Dấu phẩy trong câu: “Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

D. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

8: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

A. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Giỏi giang

B. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.

C. Chăm chỉ, Bất khuất, Trung hậu, Cần cù.

D. Dũng cảm, Bất khuất, Trung hậu, Chịu khó.

Câu 2(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3(0,5 điểm). Em hiểu “tỉ mỉ” nghĩa là gì?

Câu 3(1,0 điểm). Em thấy nhân vật chị Út là người như thế nào?

Câu 4(1,0 điểm). Em mơ ước khi lớn lên mình sẽ làm nghề gì để góp phần xây dựng đất nước? Vì sao?

Phần II: Viết (5,0 điểm):

Câu 1(1,5 điểm): Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng dũng cảm.

Câu 2( 3,5 điểm): Em hãy kể lại truyện “Cây khế” bằng lời của nhân vật người em trai.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)

Câu 1: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm. Tổng điểm là 2,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

C

B

D

C

B

B

Câu

Yêu cầu

Câu 2

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 3

- Tỉ mỉ: hết sức cẩn thận, chú ý đầy đủ đến từng chi tiết nhỏ.

Câu 4

Nhân vật chị Út là người:

- Trẻ tuổi nhưng có lòng yêu nước, muốn cống hiến sức mình cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Là người gan dạ, dũng cảm không sợ hiểm nguy, không lùi bước trước khó khăn.

- Là người có trách nhiệm trong công việc, biết sáng tạo, linh hoạt trong công việc.

- Có tinh thần tự lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.

- Là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay học tập

Câu 5

- Đây là câu hỏi mở học sinh trả lời theo mong ước của bản thân

I. Phần tập làm văn(5,0 điểm)

Câu 1(1,5 điểm)

- Hình thức: Là một đoạn văn đúng hình thức (lùi đầu dòng một lần, không xuống dòng). Đảm bảo dung lượng khoảng từ 10-12 câu văn.

- Nội dung:

* Hiểu đúng yêu cầu NLXH: Vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống.

* Vận dụng các thao tác lập luận, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu để triển khai đúng vấn đề. Sau đây là 1 số gợi ý định hướng:

-Giới thiệu về lòng dũng cảm

-Nêu khái niệm lòng dũng cảm: Dũng cảm là dám đối mặt với khó khăn, thử thách, gian khổ, dám đương đầu, dân thân làm những việc mà người khác không dám làm; dám đối diện với sự thật, với chính mình.. Lòng dũng cảm được biểu hiện vô cùng đa dạng: Dám đối mặt với thử thách vạch trần cái sai,bảo vệ cái đúng, tự nhận lỗi... Đây là đức tính tốt đẹp và cần thiết đối với mỗi con người.

-Bàn luận mở rộng

+ trong cuộc sống luôn có khó khăn, thử thách, lòng dũng cảm là sức mạnh để con người đối mặt và vượt qua những khó khăn đó.

+Người có lòng dũng cảm thường là những người có ý chí theo đuổi mục tiêu cao, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.

+Người có lòng dũng cảm sẽ thường đạt được thành công bởi họ dám dấn thân, dám trải nghiệm.

+Người có lòng dũng cảm tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá.

- Dẫn chứng cụ thể một tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết.

- Phê phán những người yếu đuối, lúc nào cũng sợ hãi không có lòng dũng cảm

-Bài học nhận thức và hành động

+Lòng dũng cảm là một đức tính đáng quý và đáng có của con người.

+Tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự lòng dũng cảm hàng ngày. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khăn gian khổ

Câu 2( 3,5 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- HS phải nắm được các yêu cầu của bài văn tự sự, chọn đúng ngôi kể; kể lại diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. Không được tự ý thay đổi thêm bớt tình tiết làm ảnh hưởng đến nội dung tư tưởng, chủ đề của câu chuyện.

- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng.

- Khuyến khích những bài viết có lời kể sáng tạo, câu chuyện kể sinh động, có hồn.

2. Yêu cầu về kiến thức:

A. Mở bài:

Giới thiệu chung về câu chuyện (thời gian, hoàn cảnh, nhân vật…)

0,25

B. Thân bài:

1. Chọn đúng ngôi kể trong suốt câu chuyện (là người em trai- xưng tôi).

(Nếu HS chọn đúng ngôi kể nhưng quá trình kể có sự nhầm lẫn ngôi kể thì cho 0,0đ. Chọn sai ngôi kể thì toàn bài tập làm văn cho tối đa 2,0 điểm).

2. Kể lại diễn biến câu chuyện.

Bám sát những sự việc chính như sau:

- Cha mẹ mất sớm, hai anh em sống yêu thương đùm bọc nhau.

- Vợ chồng người anh chia gia tài cho vợ chồng người em.

- Vợ chồng người em chăm sóc cây khế và gặp được chim thần tới ăn khế..

- Người em được chim đưa ra đảo, lấy được vàng bạc châu báu rồi trở lên giàu có..

-.Vợ chồng người anh gạ đổi gia tài cho em và gặp được chim thần.

- Người anh tham lam lấy quá nhiều vàng bạc nên bị rơi xuống biển chết .

Lưu ý:

- Đảm bảo đủ các sự việc trong truyện. Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc; không làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện.

- Sắp xếp hợp lí các chi tiết và đảm bảo có sự kết nối giữa các sự việc. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

- Cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay bộc lộ cảm xúc, đánh giá của nhân vật.

3,0

0,25

0,25

0,25

0,75

0,5

0,5

0,5

C. Kết bài:

Nêu kết thúc câu chuyện.

0,25

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG

TRƯỜNG THCS T.T XUÂN TRƯỜNG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

Năm học 2021 – 2022

Môn Ngữ văn 6

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề thi gồm 2 trang

ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc –hiểu : (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông".

-Sưu tầm-

Tài liệu vẫn còn dài các em tải về để xem trọn nội dung

Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2 phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao kỹ năng giải đề, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 6 sắp tới. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm tài liệu lớp 6 được Khoahoc cập nhật liên tục theo chương trình SGK của Bộ GD này nhé.

Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 620
  • Lượt xem: 5.622
  • Dung lượng: 1,4 MB
Tài liệu tham khảo khác