Đáp án bài tập trang 25-26 vbt vật lí 6
1. Bài tập trong SBT
6.1. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu nhận xét đúng?
A. Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
B. Lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
6.2. Dùng các từ thích hợp như lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén , lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây :
a. Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một… (H 6.1a)
b. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng lên cái cày một…
c. Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một….( H 6.1c)
d. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng lên quả tạ một… (H 6.1b)
6.3. Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống :
a. Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai…Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của…(H 6.2a)
b. Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai..... Một lực do.....tác dụng. Lực kia do......tác dụng (H 6.2b)
c. Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai….: một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do......tác dụng ( H 6.2b)
Bài làm:
6.1. Chọn D.
Các đáp án A,B,C đều là nhận xét đúng về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay.
6.2.
a. Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một lực nâng. (H 6.1a)
b. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng lên cái cày một lực kéo.
c. Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một lực uốn. ( H 6.1c)
d. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng lên quả tạ một lực đẩy. (H 6.1b)
6.3.
a. Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của em bé (H 6.2a).
b. Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Một lực do em bé tác dụng. Lực kia do con trâu tác dụng (H 6.2b).
c. Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng (H 6.2b).
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án bài tập bổ sung trang 30 VBT vật lý 6
- Đáp án bài tập trang 35-36 vbt vật lí 6
- Đáp án bài tập trang 25-26 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Đáp án bài tập trang 88 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Đáp án bài tập bổ sung trang 73 VBT vật lý 6
- Đáp án bài tập trang 91-92 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Đo thể tích chất lỏng
- Đáp án bài tập trang 78-79 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- Đáp án bài tập bổ sung trang 9 VBT vật lý 6