Giải vở BT vật lí 6 bài: Máy cơ đơn giản
Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Máy cơ đơn giản. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.
A. Học theo SGK
I - KÉO VẬT LÊN THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG
2. Thí nghiệm
C1. Từ kết quả thí nghiệm, ta nhận thấy: Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật.
3. Rút ra kết luận
C2. Khi kéo vật lên theo phương thắng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng (bao hàm cả từ "lớn hơn") trọng lượng của vật.
C3. + Lực kéo phải ít nhất bằng trọng lượng của vật cho nên những vật có khối lượng lớn nhiều mà sức người bình thường thì có hạn nên có thể không kéo nổi vật lên được.
+ Tư thế đứng để kéo không thuận lợi (dễ ngã, không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể, ...).
II. CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
C4. a) Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
b) Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là máy cơ đơn giản.
C5. Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong hình 13.2 là 400N thì những người này không thể kéo được ống bêtông lên.
Vì: Lực kéo tổng cộng của 4 người là: 400.4 = 1600 (N).
Trọng lượng của ống bêtông là: P = l0m = 10.200 = 2000 (N).
Ta thấy lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (1600N < 2000N) nên 4 người không thể kéo bêtông thẳng lên được.
C6.
- Đòn bẩy: Búa nhổ đinh.
- Xà beng: để bẩy những vật nặng.
- Ròng rọc được sử dụng ở đỉnh cột cờ của trường để kéo lá cờ lên cao.
- Mặt phẳng nghiêng: lăn bằng tay một thùng phi nặng trên tấm vấn từ mặt đường lên xe tải bằng mặt phẳng nghiêng.
Ghi nhớ:
- Để kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- Các loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc, ...
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Bài tập trong SBT
13.1. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 20N.
B. F = 20N.
C. 20N < F < 200N.
D. F = 200N.
13.2. Hãy đánh dấu vào những hình vẽ có máy cơ đơn giản H.13.1.
13.3. Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau đây?
a. đưa thùng hàng lên ô tô tải
b. đưa xô vữa lên cao
c. kéo thùng nước từ giếng lên
2. Bài tập bổ sung
13.a. Để kéo trực tiếp một thùng vữa có khối lượng 25 kg từ dưới đất lên cao (hình 13.2), người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 25N.
B. 25N < F < 250N.
C. F = 250N.
D. F > 250N.
13.b. Hãy cho biết lực kế trong hình 13.3 đang được dùng để đo những lực nào trong số các lực sau:
A. Lực kéo vật lên trực tiếp.
B. Lực kéo vật qua ròng rọc.
C. Trọng lượng của vật.
D. Lực kéo vật qua đòn bẩy.
13.c. Điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc đều được gọi chung là .....................
Xem thêm bài viết khác
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Đáp án bài tập bổ sung trang 17-18 VBT vật lý 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự sôi (tiếp theo)
- Đáp án bài tập bổ sung trang 36-37 VBT vật lý 6
- Đáp án bài tập bổ sung trang 58 VBT vật lý 6
- Đáp án bài tập bổ sung trang 68-69 VBT vật lý 6
- Đáp án bài tập trang 35-36 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự sôi
- Đáp án bài tập trang 71-72-73 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Ròng rọc
- Đáp án bài tập trang 99-100 vbt vật lí 6