Đáp án bài tập bổ sung trang 9 VBT vật lý 6
2. Bài tập bổ sung
2.a. Một học sinh dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 5 m.
B. 50 dm.
C. 500 cm.
D. 5000 mm.
2.b. Kết quả đo độ dài trong một bài báo cáo kết quả thực hành được ghi là l = 200 mm. Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành này là bao nhiêu ?
2.c. Hãy đo đường kính của hình tròn vẽ ở hình 2.1 bằng ba cách sau:
Bài làm:
2.a. Chọn C.
Vì ĐCNN của thước là 1cm nên có thể cho kết quả ghi chính xác đến cỡ cm như đáp án C.
2.b. ĐCNN của thước đo có thể là: 1mm; 2mm; 4mm; 5mm.
2.c.
- Đặt và giữ đầu vạch số 0 của thước kẻ luôn tiếp xúc với đường tròn. Di chuyển đầu kia của thước để tìm vị trí trên đường tròn cách xa vạch số 0 nhất. Đọc số chỉ của vị trí này này trên thước là ta xác định được đường kính của hình tròn.
- Kẻ hai đường thẳng song song tiếp xúc với đường tròn. Đo khoảng cách giữa hai đường thẳng này là ta xác định được đường kính của hình tròn.
- Vẽ lại đường tròn lên tờ giấy. Cắt theo đường tròn. Gấp đôi hình tròn vừa cắt được. Đo độ dài đường gấp là ta đo được đường kính hình tròn.
Ba kết quả đo đường kính của cùng một hình tròn có giống nhau không? Nếu không giống thì em hãy tìm giá trị trung bình của các kết quả đó.
Itb = (5,0 + 5,1 + 4,9) : 3 = 5,0 cm
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án bài tập trang 50-51 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự sôi (tiếp theo)
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Mặt phẳng nghiêng
- Đáp án bài tập bổ sung trang 88-89 VBT vật lý 6
- Đáp án bài tập trang 53-54 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Đáp án bài tập bổ sung trang 58 VBT vật lý 6
- Đáp án bài tập trang 71-72-73 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Đo thể tích chất lỏng
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Lực - Hai lực cân bằng
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Đáp án bài tập trang 78-79 vbt vật lí 6